(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, thời gian qua Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Hoằng Hóa đã không ngừng đổi mới mô hình hoạt động, thành lập gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm sạch, là cầu nối liên kết với người tiêu dùng.

Tạo cầu nối đưa dịch vụ nông nghiệp và nông sản chất lượng đến với người tiêu dùng

Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, thời gian qua Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Hoằng Hóa đã không ngừng đổi mới mô hình hoạt động, thành lập gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm sạch, là cầu nối liên kết với người tiêu dùng.

Tạo cầu nối đưa dịch vụ nông nghiệp và nông sản chất lượng đến với người tiêu dùng

Thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu, tuy nhiên Trung tâm DVNN huyện Hoằng Hóa đã phát huy tốt vai trò giải quyết những vấn đề về dịch bệnh, thiên tai, đồng thời thực hiện chức năng mang tính dịch vụ, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp; Thực hiện các dịch vụ khuyến nông, cung cấp, tư vấn giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, vắc xin, phân bón, thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư, trang thiết bị thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề nông thôn…

Nổi bật trong năm qua là Trung tâm đã phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Công ty giống cây trồng triển khai xây dựng nhiều mô hình trình diễn mang nhiều lợi nhuận cho nông dân như: Mô hình “Ứng dụng đồng bộ KHKT trong chăn nuôi gà thịt đảm bảo an toàn thực phẩm” tại 4 hộ thị trấn Bút Sơn, lợi nhuận mỗi hộ thu được 22 - 27 triệu đồng; “Nuôi cá hồng Mỹ trong môi trường độ mặn thấp gắn tiêu thụ sản phẩm" quy mô 0,8 ha tại xã Hoằng Trường, cho năng suất ước đạt 4,7 tấn/ha. Lợi nhuận dự kiến gần 80 triệu đồng/ha…

Tạo cầu nối đưa dịch vụ nông nghiệp và nông sản chất lượng đến với người tiêu dùng

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Trung tâm thường xuyên cử cán bộ liên hệ với các xã, thị trấn và các chủ thể là các hộ sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ để tư vấn, hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh cấp chứng nhận sản phẩm OCOP.

Ông Đinh Xuân Ánh, Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Hoằng Hóa cho biết, việc phát triển các cửa hàng dịch vụ nhằm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP của huyện và các huyện khác trong tỉnh để người dân trực tiếp trải nghiệm, tham quan, mua sắm. Đồng thời quảng bá các sản phẩm của ngành trồng trọt được sản xuất theo quy trình VietGAP, đặc trưng của từng địa phương, theo từng mùa vụ ra thị trường.

Tạo cầu nối đưa dịch vụ nông nghiệp và nông sản chất lượng đến với người tiêu dùng

Cán bộ cửa hàng có trách nhiệm tư vấn trực tiếp cho khách hàng, người tiêu dùng về những lợi ích mang lại khi tiêu dùng các sản phẩm nông sản an toàn thực phẩm; quảng bá thương hiệu, tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sản sạch, an toàn nhằm tạo cầu nối bền vững giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa sản xuất và tiêu thụ.

Không chỉ góp phần là cầu nối giao thương giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, cửa hàng Trung tâm DVNN còn tạo bước chuyển mới về vai trò cầu nối của Nhà nước trong việc hình thành các chuỗi giá trị nông sản; đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch đến tay người tiêu dùng.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]