(vhds.baothanhhoa.vn) - Tận dụng lợi thế về diện tích đất rừng, đất vườn, nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn huyện Cẩm Thủy thời gian qua tương đối phát triển, không chỉ được chọn là hướng đi xóa đói, giảm nghèo, mà còn giúp nhiều hộ gia đình có cuộc sống khá giả.

Thu nhập cao từ nuôi ong lấy mật ở Cẩm Thủy

Tận dụng lợi thế về diện tích đất rừng, đất vườn, nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn huyện Cẩm Thủy thời gian qua tương đối phát triển, không chỉ được chọn là hướng đi xóa đói, giảm nghèo, mà còn giúp nhiều hộ gia đình có cuộc sống khá giả.

Thu nhập cao từ nuôi ong lấy mật ở Cẩm ThủyMật ong của HTX dịch vụ thương mại nuôi ong Cẩm Thủy đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2021.

Gia đình ông Bùi Văn Soạn ở thôn Hùng Vĩnh, xã Cẩm Phú có 2.000m2 đất vườn, trong đó hơn 1.000m2 trồng cây mắc ca, diện tích đất còn lại ông trồng các loại cây ăn quả như ổi, thanh long, dổi... Tận dụng tán cây và hoa của các loại cây ăn quả trong vườn, ông đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

Ông Soạn cho biết: Qua tìm hiểu một số mô hình, nhất là mô hình nuôi ong lấy mật từ hoa mắc ca đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với các loại hoa mật ong khác nên từ năm 2003 ông bắt đầu tìm hiểu và học hỏi những người có kinh nghiệm nuôi ong trên địa bàn huyện và một số huyện lân cận. Đầu tiên ông thử nghiệm chỉ nuôi 1 đàn, sau đó nhân dần và đến nay, qua 10 năm gia đình ông đã có 250 đàn, với sản lượng mật thu được từ 1.300 lít – 1.500 lít/năm, giá bán dao động từ 150.000 đồng - 180.000 đồng/lít.

Thu nhập cao từ nuôi ong lấy mật ở Cẩm ThủyÔng Bùi Văn Soạn ở thôn Hùng Vĩnh, xã Cẩm Phú giới thiệu kinh nghiệm nuôi ong.

Cũng theo ông Soạn, nghề nuôi ong không tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận, cầu kỳ, tỉ mỉ. Ngoài lấy mật, mỗi năm ông tách đàn, có thêm 30 – 50 đàn ong giống/năm. Thu nhập từ tiền bán mật và ong giống sau khi trừ chi phí gia đình ông thu lợi nhuận 140 – 150 triệu đồng/năm.

Có kinh nghiệm nuôi ong 25 năm, ông Trương Thanh Hải ở xã Cẩm Ngọc đứng ra thành lập HTX dịch vụ thương mại nuôi ong Cẩm Thủy với 12 thành viên. Hơn 3 năm đi vào hoạt động, đàn ong của HTX luôn duy trì ổn định với số lượng 2.000 đàn, cho sản lượng mật hàng chục tấn mật/năm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX đã đầu tư mua 1 bộ máy tinh lọc mật ong có tác dụng chiết xuất, loại bỏ các tạp chất trong mật ong. Việc đưa máy móc tiên tiến thay thế thiết bị thủ công truyền thống đã tạo ra sản phẩm mật ong thiên nhiên, chất lượng, hòa quyện sánh mịn, vàng óng, hương vị thơm ngon hơn nhiều so với mật được quay thủ công, tạo nên sản phẩm riêng biệt. Vì vậy, sản phẩm mật ong của HTX đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đem lại lợi nhuận cho mỗi thành viên hàng trăm triệu đồng/năm. Sản phẩm mật ong của HTX đã được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2021.

Đánh giá hiệu quả nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn huyện, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Cẩm Thủy Hoàng Tin cho biết: Nghề nuôi ong đang được huyện xem là nghề xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Vì vậy, thời gian qua huyện đã tạo điều kiện, khuyến khích các hộ dân tận dụng các tán rừng, vườn để phát triển nuôi ong. Nhờ đó, đàn ong của huyện hiện nay phát triển và luôn duy trì từ 20.000 – 24.000 đàn, với sản lượng mật đạt hàng trăm tấn/năm, cho thu nhập từ 15 đến 20 tỷ đồng. Ngoài các đơn vị, doanh nghiệp và HTX, trên địa bàn huyện còn có các câu lạc bộ nuôi ong và hàng trăm hộ nuôi nhỏ lẻ.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]