(vhds.baothanhhoa.vn) - Với quyết tâm khắc phục khó khăn, xã đang tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mang lại năng suất, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển chế biến lâm sản…

Về xã vùng cao biên giới đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh

Với quyết tâm khắc phục khó khăn, xã đang tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mang lại năng suất, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển chế biến lâm sản…

Về xã vùng cao biên giới đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnhMột góc bản Hậu, xã Tam Lư.

Đổi thay ở xã vùng cao biên giới

Trở lại Tam Lư sau nhiều năm, chứng kiến cuộc sống mới của bà con nơi đây với những bản làng trù phú cùng hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi trước đây xã vùng cao biên giới này rất khó khăn. Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn, cấp ủy chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và phù hợp, đồng thời mạnh dạn đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa cây vầu trở thành cây chủ lực, giúp bà con hướng đến cuộc sống no ấm. Năm 2019, Tam Lư vinh dự là xã đầu tiên của huyện, đồng thời là xã biên giới đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM.

Về xã vùng cao biên giới đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnhHằng ngày người dân các bản Sại, bản Muống vẫn phải đi lại qua cây cầu treo xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tam Lư có 716 hộ, với trên 3.300 nhân khẩu, đồng bào Thái chiếm trên 96%. Trong những năm qua, nhờ triển khai hiệu quả các giải pháp, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật, sáng tạo trong sản xuất, đặc biệt là “hồi sinh” phát triển rừng luồng, vầu thâm canh đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho bà con. Tính riêng năm 2022 giá trị sản xuất lâm nghiệp của xã ước đạt 37,4 tỷ đồng. Nhiều mô hình kinh tế như: chế biến lâm sản, trồng cây vầu giống và sản xuất các sản phẩm từ vầu, phát triển gia trại… được người dân mạnh dạn thực hiện. Toàn xã đã có 10 cơ sở chế biến luồng, nứa, vầu, giúp hàng trăm lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định. Chương trình xây dựng NTM đã “thổi một luồng gió mới” làm thay đổi căn bản, toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tam Lư. Những tuyến đường bê tông hóa, các khu dân cư được quy hoạch, chỉnh trang, đời sống của người dân được nâng cao, các bản làng dần thay đổi về mọi mặt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 30,5 triệu đồng/năm…

Khó khăn vẫn còn ở phía trước

Được kỳ vọng sẽ hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao vào cuối năm 2023, song chặng đường phía trước đối với xã vùng cao biên giới Tam Lư vẫn còn nhiều chông gai.

Về xã vùng cao biên giới đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnhNghề làm nan thanh giúp người dân bản Tình có thêm thu nhập.

Bản Sại là một trong 3 bản biên giới của xã Tam Lư. Bản hiện có 107 hộ với trên 600 nhân khẩu, dân tộc Thái chiếm trên 97%. Người dân tự bao đời nay chủ yếu làm nông nghiệp, khai thác luồng, vầu. Vài năm trở lại đây, do biến động thị trường, giá bán nan thanh, tăm đũa thấp, đời sống bà con càng khó khăn hơn. Cái khó hiện nay của người dân là giao thông đi lại vất vả. Để đến được trung tâm xã, người dân trong bản phải hàng ngày đi qua cây cầu treo xuống cấp. Hàng hóa vận chuyển qua cầu gặp nhiều trở ngại.

Khó khăn nhất xã, bản Tình là bản cuối cùng trong lộ trình xây dựng xã Tam Lư đạt chuẩn NTM. Vài năm gần đây sản xuất nông lâm nghiệp của bà con luôn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, giá cả thị trường biến động, một số tuyến đường giao thông nội thôn xuống cấp, ảnh hưởng việc giao thương. Bí thư kiêm trưởng bản Tình, ông Hà Văn Thái cho biết: Cây vầu được xem là cây “thoát nghèo” của bà con trong bản, nhưng hiện tại giá cả bấp bênh khiến đời sống Nhân dân khó khăn, tỷ lệ lao động thất nghiệp tăng cao.

Theo lộ trình huyện đăng ký với tỉnh đến cuối năm 2023 xã sẽ về đích NTM nâng cao, song thực tế địa phương đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Ông Vi Văn Thạnh, Chủ tịch UBND xã Tam Lư cho biết: Đối với Tam Lư, điều đáng lo nhất vẫn là tình trạng môi trường ở các cơ sở chế biến tăm, đũa chưa đảm bảo, tỷ lệ hộ tái nghèo cao, nhiều tuyến đường giao thông liên thôn, liên bản xuống cấp nghiêm trọng… Với quyết tâm khắc phục khó khăn, xã đang tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mang lại năng suất, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển chế biến lâm sản…

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]