Chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), huyện Yên Định đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp chủ động, ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai nhằm giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản theo phương châm “4 tại chỗ”.

Yên Định đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão

Chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), huyện Yên Định đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp chủ động, ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai nhằm giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản theo phương châm “4 tại chỗ”.

Yên Định đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão

Trạm bơm Nam sông Mã (huyện Yên Định).

Thực hiện công tác PCTT&TKCN 2022, huyện Yên Định đã tiến hành đánh giá chất lượng hệ thống công trình trước mùa mưa bão. Trên địa bàn huyện Yên Định có 27,5km đê hữu sông Mã bắt đầu từ xã Quý Lộc đến ngã ba Bông, xã Định Công, gồm 28 cống tưới, tiêu và phai qua đê. Kè bảo vệ 29 mũi kè lái dòng, 3.500m kè hộ bờ. Mặt đê đã cơ bản được bê tông hóa cơ bản đảm bảo cao trình chống lũ, ổn định, vận hành bình thường đảm bảo công tác phòng, chống lụt bão.

Đê sông Cầu Chày dài 46km (tuyến tả Cầu Chày dài 42km, có 54 cống dưới đê; đê hữu Cầu Chày dài 4km có 7 cống qua đê). Đê tả sông Cầu Chày đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, xử lý các trọng điểm xung yếu và bê tông mặt đê dài 42km, rộng 6m, trong đó bê tông mặt đê rộng 5m. Thân đê chưa ổn định, hiện tại có một số vị trí mặt đê có các vết nứt gãy bê tông mặt cần được theo dõi chặt chẽ và có biện pháp phòng các sự cố và xử lý kịp thời.

Vị trí công tiêu Nội Hà được xây dựng từ lâu đời cần được theo dõi chặt chẽ, có biện pháp phòng các sự cố và xử lý kịp thời trong mùa mưa lũ.

Đê sông Hép ( xã Yên Phú, xã Yên Tâm) dài 8km, có 6 cống dưới đê. Những năm gần đây đã được Nhà nước đầu tư tu bổ nâng cấp đắp đủ cao trình chống lũ. Tuy nhiên, đoạn đê này đắp mới hoàn toàn, độ ổn định chưa hoàn thiện, công trình chưa qua thử thách. Mặt khác, tuyến đê này là tuyến đê đầu nguồn nên mực nước lũ dâng nhanh vì vậy cũng rất dễ mất an toàn.

Xác định công tác PCTT&TKCN cần phải được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” gồm: Vật tư tại chỗ, nhân lực tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ và phải chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Yên Định đã kiện toàn Ban chỉ đạo PCTT&TKCN, triển khai các phương án phòng chống lụt bão; thành lập 8 tuyến để chỉ đạo căn cứ vào địa bàn, các tuyến đê, các khu vực.

Phụ trách từng tuyến gồm 1 đồng chí tuyến trưởng là Thượng vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện; một đến hai đồng chí tuyến phó là trưởng, phó các phòng, ban của Huyện ủy, UBND huyện hoặc trưởng các đoàn thể huyện; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và một đến hai đồng chí cán bộ kỹ thuật của Hạt quản lý đê điều hoặc của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Sông Mã. Các đơn vị trong huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống lụt bão của đơn vị mình phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các đơn vị trong hiện nhiệm vụ. Tổ chức chế độ thường trực, chuẩn bị vật tư, nhân lực… sẵn sàng ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho Nhân dân vùng ngoại đê thường xuyên bị ngập lụt như: thị trấn Quý Lộc, các xã Yên Thọ, Yên Thái, Định Long, Định Liên…, huyện Yên Định đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án di dân khi có lũ lụt xảy ra.

Từ lãnh đạo các cấp của huyện đến các ngành, địa phương trong huyện đề nghiêm túc duy trì chế độ thường trực 24/24h theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, tiếp nhận và triển khai kịp thời các công điện và chỉ thị của cấp trên về công tác PCTT&TKCN .

Xác định công tác PCTT&TKCN là trách nhiệm và là nghĩa vụ của mọi người dân, mọi nhà, cơ quan, đoàn thể, các cấp, các ngành, huyện Yên Định cũng đã tăng cường giáo dục, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong Nhân dân những kiến thức cần thiết, những biện pháp phòng tránh nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]