(vhds.baothanhhoa.vn) - Những cánh rừng bạt ngàn tại xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc đã giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập từ việc săn mật ong rừng.

Thu nhập cao từ nghề săn mật ong rừng

Những cánh rừng bạt ngàn tại xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc đã giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập từ việc săn mật ong rừng.

Thu nhập cao từ nghề săn mật ong rừng

Mỹ Tân là xã miền núi nằm ở phía tây huyện Ngọc Lặc, từ nhiều năm nay người dân có cuộc sống khấm khá hơn nhờ biết khai thác chứ không tân diệt những giá trị từ rừng.

Anh Bùi Văn Nhất (35 tuổi, người dân tộc Mường) ở thôn Chả Thượng, xã Mỹ Tân - một “thợ săn” mật ong rừng cho biết đã làm nghề lấy mật ong rừng được hơn 3 năm. Có những ngày, để lấy được mật ong rừng, anh phải trèo lên những vách núi cao 80-100m chỉ với dây thừng và không có đồ bảo hộ. Có khi gặp tổ ong dữ bị đốt sưng mặt, sưng tay, đau ê ẩm hết người... nhưng vì miếng cơm, manh áo của gia đình và lo cho các con ăn học nên phải dấn thân.

Nghề này tuy vất vả và nguy hiểm nhưng đem lại thu nhập khá cao. Hiện tại mỗi chai mật ong rừng khoảng 0,7 lít có giá từ 200.000 đến 500.000 đồng tùy loại. Đi cả tháng có thể kiếm được hơn 10.000.000 đồng.

Thu nhập cao từ nghề săn mật ong rừng

Anh Nhất cho biết thêm: Muốn tìm thấy tổ ong thì “thợ săn” phải có kinh nghiệm, tìm chỗ ong lấy mật, hút nước, đón hướng ong bay sẽ đoán định được tổ ong nằm ở đâu. Khi lấy tổ thì không tận diệt mà chỉ đốt khói cho ong bay rồi cắt lấy một phần tổ để bầy ong không bỏ đi mà tiếp tục xây lại tổ mới trên phần tổ còn lại. Ðặc biệt là phải cẩn thận không để tàn lửa rơi vãi trong rừng gây cháy rừng.

Chính vì thu nhập mang lại từ việc săn mật ong rừng nên ngoài những tay thợ chuyên nghiệp như anh Bùi Văn Thất, ở xã Mỹ Tân cũng rất nhiều những “thợ săn” mật ong nghiệp dư.

Anh Phạm Văn Dũng, cán bộ Văn phòng UBND xã Mỹ Tân vào những ngày nghỉ cũng lên rừng. Anh cho biết: Để tránh bị ong đốt phải có một bộ đồ bảo hộ gồm quần áo, mũ, găng tay, ủng bằng chất liệu cao su với giá 1.800.000 đồng.

Chu trình một lần tái tạo lại mật là khoảng 15-18 ngày, do đó mọi người luôn tự nhắc nhở nhau khai thác thế nào để vừa có lợi cho mình vừa bảo vệ được loài hữu ích này.

Anh Bùi Văn Chính, giáo viên Trường Tiểu học Mỹ Tân cũng tham gia săn mật ong rừng vào mỗi dịp hè hoặc vào mùa ong đi lấy mật. Anh chia sẻ: “Mỗi chuyến đi chúng tôi thường mang theo bật lửa, túi đựng mật. Gặp tổ ong thì dùng củi và lá cây tươi buộc bên ngoài thanh củi đốt để hun khói, đuổi ong đi. Ong rừng thường làm tổ treo trên vách đá do đó chúng tôi phải dùng dây để trèo lên cho an toàn. Mỗi chuyến đi may mắn sẽ thu được từ 5 đến 10 kg tảng ong thô, vắt bán hết mật, sáp cũng mang lại vài triệu đồng”.

Anh Chính cho biết thêm, không chỉ săn ong rừng lấy mật, nhiều người còn biết cách “săn” ong rừng về thuần hóa để làm giống nuôi tại nhà.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]