(vhds.baothanhhoa.vn) - Lê Xuân Thơm, người con của quê hương Đông Sơn (Thanh Hóa), mảnh đất gắn với trống đồng Đông Sơn - một biểu tượng văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, sinh hoạt nông nghiệp và nghệ thuật đúc đồng tinh xảo của người Việt cổ. Nơi đây còn lưu giữ và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống dân ca, dân vũ Đông Anh với “ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”... nổi tiếng và độc đáo. Miền quê ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn anh từ tấm bé và cho đến tận bây giờ khi đã bước sang “bên kia dốc cuộc đời”. Mỗi chuyến về quê, quà anh mang theo là rau má và cá diếc. Đơn giản vậy mà đó là mắc nợ tuổi thơ, là nặng nợ quê nhà.

Lê Xuân Thơm - một tâm hồn nghệ sĩ, thi sĩ

Lê Xuân Thơm, người con của quê hương Đông Sơn (Thanh Hóa), mảnh đất gắn với trống đồng Đông Sơn - một biểu tượng văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, sinh hoạt nông nghiệp và nghệ thuật đúc đồng tinh xảo của người Việt cổ. Nơi đây còn lưu giữ và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống dân ca, dân vũ Đông Anh với “ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”... nổi tiếng và độc đáo. Miền quê ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn anh từ tấm bé và cho đến tận bây giờ khi đã bước sang “bên kia dốc cuộc đời”. Mỗi chuyến về quê, quà anh mang theo là rau má và cá diếc. Đơn giản vậy mà đó là mắc nợ tuổi thơ, là nặng nợ quê nhà.

Lê Xuân Thơm - một tâm hồn nghệ sĩ, thi sĩ

Tôi biết anh mới chỉ dăm bảy năm trở lại đây mà ngỡ như từ lâu lắm chính từ sự gần gũi, thân thiện của anh với mọi người. Nhớ nhất một lần cùng anh em Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh đi công tác tại Nha Trang. Trong buổi giao lưu tình nghĩa đón tiếp đoàn quê hương Thanh Hóa trong khu du lịch của gia đình, anh lên đọc thơ, ca hát những sáng tác của mình. Thơ anh chân thật, day dứt đã làm tôi cảm động. Anh không chỉ là một doanh nhân thành đạt, một đồng hương nhiệt thành, một người có tâm mà anh còn có một tâm hồn đa cảm, giàu bao dung và nhiều trắc ẩn. Thật vui khi biết anh cho ra mắt cuốn thơ - nhạc: “Nỗi nhớ trong tôi” NXB Hội Nhà văn, ấn hành đầu năm 2024 này. Đây là tập hợp những bài thơ, bài nhạc anh viết suốt quãng đời trẻ trai đến trung niên. Đó như một thứ rượu đã ủ men lâu nên khá đằm. Tập sách gồm gần 40 bài thơ và 15 ca khúc do anh viết nhạc hoặc các nhạc sĩ phổ thơ của anh. Đó cũng là nét riêng, chất riêng, vẻ riêng của tác phẩm này. Tập sách ra đời trong sự đón chờ, mong đợi của anh, bạn bè và người thân, những người quý mến anh.

Hãy nghe tâm sự của anh khi lần đầu về thăm lại quê hương sau bao năm bôn ba kiếm sống:

“Tôi cứ lần theo thuở ngày xưa

Để còn đó những gì không còn nữa

Khi xe chạy quay đầu về thành phố

Sau lưng mình vẫn đó một quê hương”.

(Thương quê)

Vẫn là đứa con hiền lành, thật thà như đất đai của làng dẫu phải bươn trải bao năm. Vẫn là quê hương bên cạnh giếng làng, nơi đó có những người cha, người mẹ, cụ ông, cụ bà biết bao ấm áp. Mẹ thật gần gũi, thân thương; mẹ như bụi tre hiền lành, kiên hùng, như khóm mía ngọt ngào, như quê hương của những lời ru, những ký ức cỏ gà, những đêm trận giả... để rồi đọc thơ anh, hiểu anh, hiểu tấm lòng anh mà chia sẻ, mà thêm trân quý:

“Tôi nợ quê hương từ thuở mới lọt lòng

Nợ dòng sữa bú nhờ, nợ tiếng ru xuôi ngược

Nợ con sông đào phù sa xếp lớp

Nợ ngọn cờ lau tập trận giả năm nào".

(Nợ quê)

Một người có những day dứt như vậy không thể là một người vô tâm, một người hời hợt. Ở một góc khuất khác, đọc thơ anh sau những xót xa, hờn trách là trong vắt một tâm hồn. Quá khứ hiện về ảo mờ, long lanh và tình nghĩa, gắn với người mẹ thân yêu:

“Tuổi thơ con đánh vật với đồng làng

Mo cơm nắm nửa phần ngô phần sắn

Cái đói run người chân không đứng vững

Nắng Đồng Nơi rôm rốp mặt người.

Miếng cơm cháy xóm giềng chia khi đói

Mẹ dạy con ngay thẳng thật thà

Mẹ dạy con dặn dò qua câu hát

Sợi mây vàng óng một dáng mây qua”.

(Mẹ tôi)

Những bài thơ của anh về cha cũng thật sâu sắc. Đọc cả tập thơ hình ảnh cha vẫn trở đi trở lại, vừa như biết ơn, vừa như niềm tin hy vọng trong cuộc đời anh. Bài thơ “Nợ cha” anh viết:

“Giữa cuộc đời có muôn ngàn câu hát

Con chỉ tìm về câu hát của cha

Chiếc ba lô xanh đã lên rừng, xuống bể

Tuổi trẻ đi qua bao cơn sốt rừng già".

Và anh nói bằng 4 câu thơ tuyệt hay:

Con lớn lên trong khao khát đợi cha về

Có nỗi nhớ âm thầm nơi trái tim của mẹ

Sông ơi sông hỏi dòng sông ân nghĩa

Cứ mát đầy da thịt phù sa.

Thơ Lê Xuân Thơm chủ yếu xoay quanh những chủ đề quê hương, tình yêu, tình người... bằng cách viết rất giản dị, mộc mạc nhưng có chiều sâu suy tưởng. Đọc thơ anh, bạn bè luôn tìm thấy trong mỗi bài đều chứa đựng những ý tưởng, đều có những câu thơ gợi cảm và gợi mở. Tứ thơ chưa cầu kỳ nhưng thơm ngát thứ hương của người nghĩa khí:

“Sao em không về với anh

Để trời xanh mây trắng

Để đêm không còn dài

Để câu thơ không đứt quãng”.

(Mùa xuân thay lá)

Còn nhiều chủ đề nhà thơ hướng đến gắn với mảnh đất anh đi qua, anh sinh sống, lập nghiệp, như: Huế, Đà Lạt, Hà Nội, Nhà Trang, Đà Nẵng, Liên bang Nga... Tất cả với anh đều mang nợ, đều trở thành nỗi nhớ vơi đầy, thành hành trang tinh thần và “quà tặng tâm hồn” cho anh trên cuộc đời đã qua và hành trình đi tới.

​Vậy đó. Lê Xuân Thơm là một kiểu. Cứ tưởng khi nói đến doanh nhân là nghĩ ngay đến công việc kiếm tiền. Lẽ thường! Nhưng Lê Xuân Thơm không thuộc tuýp doanh nhân đó. Trước mắt ta, anh không chỉ với chiếc bánh mì mà còn có thêm cả bông hoa hồng trên tay nữa. Theo tôi, đó là một sự hoàn thiện. Tươi mát lá non là cái gì đó mỗi lần ta nhắc đến mùa xuân. Con người khác với muôn loài là luôn ngẩng mặt nhìn trời. Cần cơm ăn, áo mặc nhưng cũng cần biết hương hoa của trời đất nữa. Người con trai xứ Thanh Lê Xuân Thơm mà tôi trân trọng may mắn cô đặc hai tố chất quý báu đó. Đọc thơ anh để chia sẻ những day dứt của một doanh nhân cần có. Đọc thơ anh để thêm một lần đo lại lòng mình với những cảm xúc tương đồng cùng anh. Thơ anh hầu hết đều đã được các nhạc sĩ hoặc chính anh phổ nhạc để nâng cánh cho thơ và đến gần hơn với bạn bè, làm cho mọi người xích lại gần nhau thêm.

Chúc mừng anh với tập thơ mới ra đời như một món quà tinh thần tặng cho mọi người thân quý. Hy vọng “Nỗi nhớ trong tôi” sẽ sớm đến gần với độc giả mọi miền Tổ quốc và quốc tế nhất là bạn bè ở nước Nga thân yêu nơi gắn bó với tuổi trẻ của anh. Cùng với Bảo tàng văn học Nga anh đang xây xựng tại Nha Trang, nơi anh sinh sống, tác phẩm thơ - nhạc của anh... cũng là sản phẩm văn hóa, mà cá nhân anh - một nhà truyền thông hữu hiệu về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Bài và ảnh: Thy Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]