(vhds.baothanhhoa.vn) - Về xã Thượng Ninh (Như Xuân) hỏi anh Lê Văn Thành (SN 1983), Bí thư chi đoàn thôn Đức Thắng, không ai không biết, bởi anh không chỉ là một thanh niên dám nghĩ dám làm, mà còn là người gắn bó với nghề mây tre đan đã nhiều năm nay. Bằng đôi tay khéo léo, anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, tính thẩm mỹ cao.

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Về xã Thượng Ninh (Như Xuân) hỏi anh Lê Văn Thành (SN 1983), Bí thư chi đoàn thôn Đức Thắng, không ai không biết, bởi anh không chỉ là một thanh niên dám nghĩ dám làm, mà còn là người gắn bó với nghề mây tre đan đã nhiều năm nay. Bằng đôi tay khéo léo, anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, tính thẩm mỹ cao.

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn, thế nên sau khi tốt nghiệp THPT, anh phải bươn chải nay đây mai đó, làm đủ mọi nghề kiếm sống. Là một thanh niên có ý chí, hoài bão lớn, cộng thêm đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, cùng đức tính kiên trì, tỉ mỉ, sáng tạo, năm 2006, anh Thành quyết định mở cơ sở chế biến các sản phẩm từ mây tre đan trên chính quê hương mình.

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Các sản phẩm của anh chủ yếu là từ cây tre - nguyên liệu quen thuộc của huyện vùng cao Như Xuân, với nhiểu tác phẩm độc đáo như: Bàn ghế, xích đu, chỏng tre, guồng nước, rổ, rá, giường tre, bình hoa, đèn ngủ…

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Anh Thành chia sẻ, thời gian đầu công việc gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, máy móc, các sản phẩm làm ra chưa có sự sáng tạo, nổi bật, khách hàng chưa thực sự tin tưởng.

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Với tinh thần siêng năng, chịu khó cơ sở của anh dần tạo được uy tín và được nhiều khách hàng tìm đến. Hiên nay, một số cơ sở đưa máy móc cạnh tranh sức lao động của con người, nhưng anh Thành không chạy theo xu hướng phát triển sản phẩm hàng loạt theo thị trường mà vẫn giữ nguyên cách làm thủ công truyền thống.

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Hầu hết các sản phẩm của cơ sở đều được làm từ phương pháp thủ công 100%, mang màu sắc tự nhiên. Cùng với đó, anh tích cực nghiên cứu, mày mò, học hỏi kinh nghiệm trên phương tiện thông tin đại chúng, tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh để cải tiến mẫu mã, thay đổi kỹ thuật, đa dạng các sản phẩm, nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Ngoài các đơn đặt hàng, anh còn làm trang trí cho các quán café, nhà hàng. Hiện các sản phẩm do anh làm ra được phân phối trên thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh như Nghệ An, Hà Nội.

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Để có thêm kinh phí đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất, năm 2021 anh Thành được Ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Xuân cho vay 100 triệu đồng, từ nguồn vốn này anh tiếp tục mua sắm máy móc, mua thêm nguyên liệu để sản xuất.

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Đến nay, trừ chi phí, trung bình cơ sở mang lại doanh thu từ 15 - 20 triệu đồng/tháng, tạo việc làm, thu nhập cho trên chục lao động, chủ yếu là đoàn viên thanh niên trong thôn và các bà, các mẹ trung tuổi, với mức lương từ 7 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Chàng thanh niên trẻ với niềm đam mê tre, luồng

Phó Bí thư Huyện đoàn Như Xuân Bùi Thị Huệ cho biết, thời gian qua huyện đoàn đã đẩy mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp, đến nay có nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp đã và đang tạo nhiều dấn ấn. Trong đó, mô hình làm giàu từ mây tre đan của anh Thành là tấm gương tiêu biểu trên lĩnh vực thanh niên phát triển kinh tế của địa phương. Không chỉ vậy, anh Thành còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, công đoàn tại địa phương, là người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]