(vhds.baothanhhoa.vn) - Hoạt động khai thác, chế biến đá đang góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lượng lớn lao động tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại khu khai thác, chế tác đá mỹ nghệ chưa được chủ sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) quan tâm.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nghề đá: Người lao động còn quá chủ quan

Hoạt động khai thác, chế biến đá đang góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lượng lớn lao động tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại khu khai thác, chế tác đá mỹ nghệ chưa được chủ sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) quan tâm.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nghề đá: Người lao động còn quá chủ quan

Lao động làm việc tại Cơ sở đá mỹ nghệ Trung Huệ không trang bị bảo hộ lao động.

Cụm công nghiệp khai thác, chế tác đá mỹ nghệ xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) hiện có khoảng 130 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động, đang tạo việc làm cho khoảng gần 1.000 lao động, với thu nhập bình quân từ 6 - 15 triệu đồng/người/ tháng. Tuy nhiên, đến cụm công nghiệp này, điều dễ nhận thấy nhất là công tác đảm bảo ATVSLĐ chưa được chủ cơ sở cũng như NLĐ thực hiện nghiêm túc.

Làm việc ở bộ phận trên núi, công việc nặng nhọc, bụi bặm và nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, nhưng có rất nhiều NLĐ không được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động (BHLĐ). Một phu đá tên Hưng, quê ở huyện Yên Định - là thợ xẻ đá của Công ty TNHH Hương Xuân, tuy phải tiếp xúc trực tiếp nhiều lớp bụi từ việc khoan đá của mình nhưng đồ bảo hộ chỉ có... duy nhất chiếc khẩu trang. Lý giải về việc không trang bị đầy đủ BHLĐ, anh Hưng cười và cho rằng: “Do làm việc trong môi trường có nhiều bụi đá nên trang bị khẩu trang là cần thiết vì nó giúp tôi tránh hít phải bụi đá. Còn mũ, ủng, kính hay găng tay, không sử dụng cũng được”.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nghề đá: Người lao động còn quá chủ quan

Cũng ở Cụm công nghiệp khai thác, chế tác đá mỹ nghệ xã Minh Tân, tiếng ồn, bụi đá, dăm đá bắn ra tung tóe, nhưng đa số NLĐ làm việc trong Cơ sở đá mỹ nghệ Trung Huệ đều không có mũ cứng, găng tay, khẩu trang... vẫn vô tư làm việc. Điều đáng nói, không chỉ NLĐ chủ quan mà ngay cả chủ sử dụng lao động cũng rất thờ ơ trong vấn đề đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ. Chủ cơ sở, anh Lê Văn Trung cho biết: “Chúng tôi đều trang bị các phương tiện BHLĐ như găng tay, khẩu trang, mũ bảo hộ... cho NLĐ, nhưng họ không sử dụng. Anh Nguyễn Văn Tuấn, thợ đứng máy vần đá, cho biết: “Sử dụng BHLĐ, nhất là găng tay, mũ bảo hộ, khẩu trang trong quá trình làm việc sẽ đảm bảo an toàn cho mình nhưng do lâu nay không sử dụng nên tôi không quen”.

Thị trấn Yên Lâm (Yên Định) - địa phương có số lượng mỏ đá đang khai thác, chế biến lớn nhất của tỉnh với trên 40 mỏ đá và 33 doanh nghiệp, tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động (2.000 lao động thường xuyên và 2.000 lao động thời vụ), với mức thu nhập từ 6,5 triệu - 15 triệu đồng/người/tháng, nên được ví như đại công trường đá. Tuy nhiên, tình trạng NLĐ không trang bị đầy đủ BHLĐ khi làm việc xảy ra khá phổ biến. Đến khu vực mỏ của Công ty TNHH xây dựng thương mại và sản xuất Hoàng Minh, từ xa đã có thể chứng kiến và cảm nhận được sự vây bủa của bụi đá và tiếng ồn từ các loại máy cưa, cắt, nghiền đang hoạt động hết công suất. Tuy vậy, theo quan sát của chúng tôi, vẫn còn nhiều lao động không trang bị đầy đủ các dụng cụ BHLĐ. Anh Sơn, công nhân vận hành máy xẻ, quê ở huyện Cẩm Thủy, cho biết: “Vào làm việc tại đây, tôi đã được công ty mỗi năm cấp 2 lần các dụng cụ BHLĐ. Do làm ở bộ phận xẻ đá, bụi nhiều, buộc tôi phải đeo khẩu trang mới có thể làm được. Còn dụng cụ khác thì không cần nên không dùng”.

Có thể nói, tình trạng NLĐ ở các cơ sở khai thác, chế tác đá mỹ nghệ không tuân thủ các quy định đảm bảo ATVSLĐ không hoàn toàn xuất phát từ phía họ, mà có một phần từ việc tổ chức tập huấn công tác ATVSLĐ đều mang tính hình thức. Mặt khác, do hầu hết NLĐ trong ngành khai thác, chế biến đá là lao động thời vụ nên việc tập huấn đầy đủ cho từng người về vấn đề ATVSLĐ còn rất hạn chế. Để NLĐ làm việc tại các cơ sở khai thác, chế biến đá chấp hành nghiêm túc quy định đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất, giảm thiểu tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, có lẽ hơn hết là ý thức của bản thân và sự nghiêm túc của các chủ doanh nghiệp mỏ.

Bài và ảnh: Minh Xuyên


Bài và ảnh: Minh Xuyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]