(vhds.baothanhhoa.vn) - Do hoạt động xả thải không đúng quy trình của một số cơ sở sản xuất chế biến lâm sản làm nguồn nước sông Mã bị ô nhiễm, cá chết hàng loạt gần đây, người dân mong muốn sớm có một Nhà máy nước sạch cung cấp cho bà con sinh sống ở đôi bờ sông Mã thuộc hai huyện Quan Hóa, Bá Thước.

Lo nguồn nước ô nhiễm, người dân mong muốn sớm có nhà máy nước sạch

Do hoạt động xả thải không đúng quy trình của một số cơ sở sản xuất chế biến lâm sản làm nguồn nước sông Mã bị ô nhiễm, cá chết hàng loạt gần đây, người dân mong muốn sớm có một Nhà máy nước sạch cung cấp cho bà con sinh sống ở đôi bờ sông Mã thuộc hai huyện Quan Hóa, Bá Thước.

Lo nguồn nước ô nhiễm, người dân mong muốn sớm có nhà máy nước sạch

Gia đình bà Nhung phải đầu tư kinh phí khoan giếng, xây nhiều bể lắng lọc để có nguồn nước.

Gia đình bà Lê Thị Nhung ở khu phố 2 Lâm Xa, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, cận kề sông Mã. Đến nay bà vẫn chưa nguôi nỗi lo về nguồn nước gia đình. Nhà bà có 8 nhân khẩu, trong đó có 6 khẩu sinh hoạt thường xuyên, 2 khẩu đi làm ăn xa.

Bà Nhung cho biết: Kể từ khi nhà máy thủy điện đi vào hoạt động đã có nhiều phản ánh về chất lượng nguồn nước, cũng đã có những đoàn kiểm tra, lấy mẫu phân tích. Tuy nhiên, để có nguồn nước sạch thì lâu nay gia đình bà cũng như gần 100 hộ dân khác của khu phố phải tự lo.

Bà Nhung cho rằng, nếu như trước kia từ việc sử dụng nước giếng khơi thì nay nhiều gia đình đã phải đầu tư nguồn kinh phí để khoan giếng và phải trải qua nhiều bước lắng lọc mới có thể sử dụng để tắm giặt. Riêng nguồn nước dùng để đun uống, nấu nướng thì gia đình phải đầu tư thêm máy RO mới dám sử dụng.

Nói về nguyên nhân, bà con nơi đây cho rằng: Trước khi có thủy điện thì nguồn nước sinh hoạt cũng như các nguồn nước khác (từ sản xuất chế biến lâm sản, đến nguồn nước mưa) nhanh chóng được tiêu thoát theo dòng sông Mã. Giờ đây, với việc thủy điện chặn dòng, ảnh hưởng dòng chảy phần nào khiến nguồn nước thẩm thấu sâu vào lòng đất, thẩm thấu ngang dẫn đến chất lượng nguồn nước giếng, nước ngầm không đảm bảo.

Lo nguồn nước ô nhiễm, người dân mong muốn sớm có nhà máy nước sạch

Dù đã qua lắng lọc nhưng nguồn nước chỉ để sử dụng tắm giặt, nguồn nước đun uống phải lọc qua máy.

Trong khi đó, gia đình ông Bùi Thái Dương (phố Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước) những ngày này vẫn đang cố gắng vực lại vài ba lồng cá trắm sau vụ các cơ sở sản xuất lâm sản trên thượng nguồn xả thải gây ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt.

Ngoài kiến nghị giám sát chặt chẽ về môi trường trong sản xuất, chế biến lâm sản, về nguồn nước sinh hoạt của người dân, ông Dương mong mỏi các cấp chính quyền, ngành chức năng sớm có phương án đầu tư nhà máy nước sạch cho bà con sử dụng để đảm bảo sức khỏe.

Trước đó, sau sự việc cá chết hàng loạt trên sông Mã, 12 doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản đã bị xử phạt với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng, yêu cầu dừng hoạt động, đảm bảo khắc phục môi trường. Cùng với đó, UBND tỉnh giao Trung tâm nước sinh hoạt - vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa (Sở NN&PTNT Thanh Hóa) lấy 135 mẫu nước giếng tại 9 xã, thị trấn dọc sông Mã thuộc địa bàn huyện Bá Thước để phân tích, xét nghiệm. Kết quả cho thấy nhiều mẫu nước giếng có các chỉ số không đạt tiêu chuẩn.

Với kết quả trên, khiến cho nhiều hộ dân ở đây không khỏi lo lắng, loay hoay với phương án xử lý nước sinh hoạt như thế nào cho đảm bảo, hợp vệ sinh. Trong đó, nhiều hộ đã chú trọng hơn trong việc xây dựng hệ thống các bể lắng, lọc, thậm chí mua thêm cả RO. Song, không phải hộ dân nào cũng có điều kiện kinh tế để xoay hướng khắc phục nguồn nước.

Lo nguồn nước ô nhiễm, người dân mong muốn sớm có nhà máy nước sạch

Nước trên sông Mã đoạn qua huyện Quan Hóa, Bá Thước đang trở nên ô nhiễm gây lo lắng cho người dân hai bên bờ.

Ông Trương Công Tuấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quan Hóa khẳng định: Thời điểm hiện tại mới chỉ có 2/9 cơ sở chế biến lâm sản vi phạm được phép hoạt động trở lại sau khi đảm bảo các tiêu chí môi trường. Đối với các cơ sở còn lại vẫn tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi thực hiện đầy đủ các tiêu chí đảm bảo môi trường trong sản xuất, kinh doanh, được UBND tỉnh chấp thuận hoạt động trở lại.

Về phương án nước sạch, ông Phạm Văn Ấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bá Thước cho biết: Huyện đã có chủ trương kêu gọi xã hội hóa trong vấn đề đầu tư nước sạch. Thời gian qua đã có một số đơn vị đấu mối qua huyện để khảo sát, lập phương án đầu tư nhà máy nước sạch cho bà con. Hy vọng dự án nước sạch sẽ sớm được triển khai giải bài toán về nỗi lo nguồn nước của bà con Nhân dân.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]