(vhds.baothanhhoa.vn) - Trải qua bao thăng trầm, nghề sản xuất chiếu cói vẫn được nhiều người dân các xã Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Long, Quảng Văn... của huyện Quảng Xương lưu giữ và phát triển. Tuy không phải người ở địa phương có nghề truyền thống sản xuất chiếu cói, nhưng vợ chồng chị Vũ Thị Nhung, thôn Ninh Phúc, xã Quảng Ninh đã du nhập nghề về quê, nhân rộng, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Người phụ nữ đưa nghề về quê

Trải qua bao thăng trầm, nghề sản xuất chiếu cói vẫn được nhiều người dân các xã Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Long, Quảng Văn... của huyện Quảng Xương lưu giữ và phát triển. Tuy không phải người ở địa phương có nghề truyền thống sản xuất chiếu cói, nhưng vợ chồng chị Vũ Thị Nhung, thôn Ninh Phúc, xã Quảng Ninh đã du nhập nghề về quê, nhân rộng, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Người phụ nữ đưa nghề về quê

Chị Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Ninh và chị Vũ Thị Nhung (bên trái) trao đổi với người lao động

Lập gia đình năm 1994, vợ chồng chị Nhung gặp nhiều khó khăn vì gia đình đông anh em, điều kiện kinh tế thiếu thốn đủ bề. Vợ chồng chị bôn ba làm nhiều nghề rồi sau đó cùng nhau làm thuê cho một hộ chuyên sản xuất chiếu cói xã Quảng Trạch. Cảnh làm thuê rất vất vả, quãng đường từ nhà đến nơi làm khoảng 7km, vợ chồng chị lọc cọc chiếc xe đạp chở nhau; mưa, nắng cũng không dám nghỉ. Chăm chỉ làm công, vợ chồng chị Nhung mua được miếng đất và ra ở riêng trong ngôi nhà nhỏ với 5 người con.

Sau 8 năm làm nghề chăm chỉ, vợ chồng chị Nhung tích lũy được một phần vốn và có chút kinh nghiệm trong sản xuất chiếu. Hiểu được tâm ý muốn “lập nghiệp” tại quê nhà, chủ cơ sở đã tạo điều kiện giúp đỡ vợ chồng chị Nhung. Vui mừng khôn xiết, vợ chồng chị mua chiếu thô của chủ cơ sở sản xuất ở xã Quảng Trạch về gia công lại (in, hấp) và nhập cho đầu mối tại Sài Gòn, Đắk Lắk...

Thấm thoát 10 năm, vừa làm chủ, vừa làm thợ, vợ chồng chị Nhung đã đưa nghề về quê và phát triển được nghề. Năm 2018, gia đình chị thuê thêm lao động và từng bước nâng cấp nhà kho, cơ sở sản xuất. Được gia đình bên ngoại hỗ trợ và truyền thêm nghề bán phẩm màu, chị Nhung còn làm đầu mối nhập phẩm màu in chiếu cho nhiều hộ sản xuất chiếu cói trên địa bàn huyện.

Cuộc vui chẳng tày gang, kinh tế mới bắt đầu có dư dã thì chồng chị Nhung bị bệnh hiểm nghèo. Một năm chạy chữa thuốc men rồi lo hậu sự cho anh khiến chị Nhung rơi vào suy sụp. Được người thân, bạn bè và chị em trong tổ chức Hội phụ nữ cơ sở thường xuyên lui tới động viên, chia sẻ, chị Nhung dần lấy lại tinh thần và tiếp tục nỗ lực vươn lên.

Chị đầu tư lò sấy, công suất mỗi lần sấy 40 đôi chiếu trong thời gian 30 phút, cứ như vậy, việc in và sấy được 6 lao động làm nhịp nhàng. Mỗi tháng sản xuất 2.000 đôi chiếu, bình quân công lao động đạt 200 ngàn đồng/ngày/người.

Người phụ nữ đưa nghề về quê

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Nhung còn là hội viên phụ nữ tích cực tham gia các phong trào hoạt động của hội, của địa phương. Chị là người tiên phong hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn với tổng diện tích 60m2 và phá dỡ công trình nhà kho để đoạn đường thôn được mở rộng, góp phần lan tỏa việc làm ý nghĩa vì lợi ích chung.

Với những việc đã và đang làm, chị Nhung góp phần một phần nhỏ tâm sức vào xây dựng thôn Ninh Phúc đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]