(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuối năm học là thời điểm thường diễn ra các hoạt động như: chụp ảnh kỷ yếu, liên hoan, tri ân thầy cô… khiến nhiều phụ huynh “toát mồ hôi” vì liên tục nhận được thông báo các khoản tiền được thu theo thỏa thuận giữa các phụ huynh, với tên gọi khác nhau như “tri ân”, “xã hội hóa”... Nói là “tự nguyện” nhưng bản chất là “áp đặt” ở hầu hết các trường. Không đóng thì sợ con mình thiệt thòi so với chúng bạn, nhưng liệu sẽ có bao nhiêu gia đình đủ kinh tế để kham nổi nhiều khoản như vậy?

Phụ huynh “còng lưng” gánh các khoản tiền cuối năm học

Cuối năm học là thời điểm thường diễn ra các hoạt động như: chụp ảnh kỷ yếu, liên hoan, tri ân thầy cô… khiến nhiều phụ huynh “toát mồ hôi” vì liên tục nhận được thông báo các khoản tiền được thu theo thỏa thuận giữa các phụ huynh, với tên gọi khác nhau như “tri ân”, “xã hội hóa”... Nói là “tự nguyện” nhưng bản chất là “áp đặt” ở hầu hết các trường. Không đóng thì sợ con mình thiệt thòi so với chúng bạn, nhưng liệu sẽ có bao nhiêu gia đình đủ kinh tế để kham nổi nhiều khoản như vậy?

Tự nguyện trên tinh thần... ép buộc?

Bất chấp các quy định của ngành giáo dục cũng như các địa phương, các khoản thu sai quy định vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi. Thời gian qua, mạng xã hội đã liên tục có nhiều bài viết phản ánh tình trạng lạm thu xảy ra tại nhiều trường học trên cả nước.

Phụ huynh “còng lưng” gánh các khoản tiền cuối năm họcNhững khoản thu của hội phụ huynh luôn làm đau đầu phụ huynh. (Ảnh minh họa)

Chị T. phụ huynh có con đang học lớp 12 bức xúc chia sẻ với PV về khoản tiền mang tên “Tri ân thầy cô”. Con của chị T. đang trong giai đoạn cuối cấp, vừa rồi cháu đã nộp khoản tiền 1,2 triệu đồng cho việc chụp kỷ yếu. Cùng với đó, chị còn phải đóng thêm tiền mua quà tri ân nhà trường và thầy cô cuối năm, liên hoan... Theo chị, cứ mỗi dịp đầu năm học hay kết thúc năm học, vợ chồng chị phải cố gắng thu vén để lo các khoản tiền cho con đóng góp, nhà chị có 2 con đang độ tuổi ăn học, mặc dù kinh tế cũng gọi là ổn định nhưng nhiều lúc cũng phải “cắn răng” để đóng cho con bằng bạn, bằng bè.

Phụ huynh “còng lưng” gánh các khoản tiền cuối năm họcCứ mỗi dịp kết thúc năm học, phụ huynh phải cố gắng thu vén để lo các khoản tiền cho con đóng góp. (Ảnh chụp màn hình).

Trường hợp anh P. là phụ huynh có con học tiểu học, chia sẻ: Cuối năm học, Ban chi hội phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm vận động phụ huynh tổ chức Lễ tri ân cho giáo viên. Cụ thể là đề nghị phụ huynh góp mỗi em 385.000 đồng, để chi cho các khoản: Quà tặng nhà trường, quà cho Ban giám hiệu, các cô giáo bộ môn lớp 5, các cô chủ nhiệm từ 1-4 của từng lớp, chi phí ăn uống cho khách mời... Đó là hoạt động chung của trường, các lớp mà tổ chức riêng lại phải nộp thêm. Ngoài ra, còn kinh phí cho các cháu chụp ảnh kỷ yếu, thuê trang phục… Anh P. bày tỏ băn khăn, đây chỉ là giai đoạn các con chuyển cấp, vẫn tiếp tục chặng đường học tập rất dài, thì lễ lạt hay chụp ảnh kỷ yếu liệu có thực sự cần thiết? Chưa kể còn có khoản như: Hoạt động dã ngoại, đi tham quan, trải nghiệm ngoại khóa…

Vẫn chưa có lời giải…

Có thể thấy, số tiền chi cho hoạt động giáo dục của mỗi gia đình hiện nay khá lớn và đang “đè nặng” lên vai của các bậc làm cha mẹ. Vì nộp quỹ lớp, không ít phụ huynh nghèo cũng phải chạy vạy khắp nơi để đủ đóng tiền cho con. Những tưởng số tiền ấy sẽ được dùng vào việc nâng cao chất lượng học tập của các em, nhưng nó lại biến tướng thành nhiều khoản chi chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại của học sinh được tổ chức khá rầm rộ không chỉ ở cấp phổ thông mà từ bậc học tiểu học đến mầm non, đã và đang gây nên những luồng dư luận trái chiều. Điều đó đến từ cách tổ chức không hợp lý, bắt buộc, gò ép học sinh phải tham gia, đơn vị tổ chức liên kết với trường học kê thêm chi phí không hợp lý hoặc trích “hoa hồng” trái quy định từ tiền đóng góp của học sinh nhằm mục đích vụ lợi.

Phụ huynh “còng lưng” gánh các khoản tiền cuối năm học

Ngày nay cuộc sống quá bận bịu, áp lực nên mọi thứ đều bị vật chất hóa, tiện ích hóa, tuy nhiên không phải vì vậy mà những món quà tri ân thầy cô, hoạt động ngoại khóa, chụp kỷ yếu, liên hoan cuối năm vốn là điều giúp các em lưu giữ lại kỷ niệm đẹp những năm tháng tuổi học trò lại nhường chỗ cho những con số. Và dĩ nhiên, có nhiều thầy cô vì lòng tự trọng, vì thương học sinh không muốn nhận những món quà ấy. Thế nhưng cũng không phải ai cũng dễ vượt qua bởi chuyện đó đã trở thành tiền lệ, thành phong trào.

Lạm thu sẽ trở thành câu chuyện dài, tiền lệ xấu nếu không có giải pháp hữu hiệu, trong đó quyết định phần lớn vẫn từ việc tổ chức, hoạt động của hội phụ huynh của trường/lớp. Đóng góp phải dựa trên tinh thần tự nguyện, mang ý nghĩa tốt đẹp và nhân văn, tránh sự lạm dụng.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]