(vhds.baothanhhoa.vn) - Bà Lê Thị Hà, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy chia sẻ: "Tôi có 2 người con, một đứa theo học bác sĩ 6 năm mới tốt nghiệp. Do không đủ nguồn lực nên gia đình đã phải vay thêm ngân hàng để có tiền chi trả việc ăn, học của con. Còn đứa con thứ 2, nhờ học nghề, sau 2 năm đã có việc làm ổn định. Nay cháu làm đầu bếp tại các cơ sở du lịch Homestay Pù Luông Bá Thước với mức thu nhập ổn định hơn 10 triệu đồng".

Trường Trung cấp Nghề thương mại du lịch Thanh Hóa: Điểm sáng đào tạo nghề gắn với việc làm

Bà Lê Thị Hà, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy chia sẻ: "Tôi có 2 người con, một đứa theo học bác sĩ 6 năm mới tốt nghiệp. Do không đủ nguồn lực nên gia đình đã phải vay thêm ngân hàng để có tiền chi trả việc ăn, học của con. Còn đứa con thứ 2, nhờ học nghề, sau 2 năm đã có việc làm ổn định. Nay cháu làm đầu bếp tại các cơ sở du lịch Homestay Pù Luông Bá Thước với mức thu nhập ổn định hơn 10 triệu đồng".

Trường Trung cấp Nghề thương mại du lịch Thanh Hóa: Điểm sáng đào tạo nghề gắn với việc làmThầy hiệu trưởng, giáo viên và học viên trong giờ thực hành kỹ thuật chế biến món ăn.

Nhận thức của phụ huynh và học sinh đã giúp các trường nghề có nhiều thuận lợi trong công tác tuyển sinh. Trường Trung cấp Nghề thương mại du lịch Thanh Hóa những năm gần đây đã có nhiều đổi mới trong công tác đào tạo và tuyển sinh nên đã khẳng định được thương hiệu và trở thành cái nôi đào tạo nguồn nhân lực quan trọng phục vụ cho ngành thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch tỉnh nhà. Theo đó cơ sở vật chất của trường không ngừng được đầu tư hiện đại từ khu nhà hiệu bộ, các phòng, khoa làm việc, nhà học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá. Bên cạnh đó là hệ thống thiết bị dạy nghề được đầu tư từ dự án đổi mới, phát triển dạy nghề theo chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề qua các giai đoạn từ 2011-2020 và dự án phát triển kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa (CSEDP). Vì thế, trường luôn đủ điều kiện đào tạo đảm bảo quy mô từ 1.000 – 2.000 học sinh/năm. Cùng với đó là công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo bảo đảm về chất lượng, đổi mới giáo trình phù hợp với nhu cầu đào tạo. Đặc biệt là việc chú trọng phát huy lợi thế liên kết đào tạo nghề với các địa phương, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Không những thế, nhà trường còn tích cực liên kết với một số cơ sở uy tín đào tạo những nghề nhà trường chưa có. Chính vì vậy công tác tuyển sinh của trường luôn nằm trong tốp đầu của hệ thống các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh, đạt trên 2.000 học sinh/năm. Đặc biệt sau khi ra trường hầu hết học sinh, sinh viên đều có việc làm ổn định và mức thu nhập khá nên Trường Trung cấp Nghề thương mại du lịch Thanh Hóa đã được Chủ tịch UBND tỉnh xếp hạng là trường trung cấp nghề hạng 1 trong hệ thống các trường trung cấp nghề của tỉnh; được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn trường để đầu tư phát triển 2 nghề trọng điểm quốc gia: Kỹ thuật chế biến món ăn và nghiệp vụ nhà hàng giai đoạn 2011-2020. Đồng thời cũng được Chủ tịch UBND tỉnh chọn làm cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cho toàn tỉnh... Hiện nay nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo nghề trọng điểm cung cấp nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh nhà.

Bài và ảnh: Minh Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]