(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong khi nhiều thanh niên lựa chọn rời quê để tìm kiếm cơ hội việc làm mới, anh Lê Văn Thành, thôn Đức Thắng, xã Thượng Ninh (Như Xuân) lại “lội ngược dòng”, quyết tâm trở về gắn bó với quê hương để nuôi dưỡng giấc mơ phát triển nghề mộc từ nguyên liệu tre, luồng có sẵn tại địa phương. Sau hàng chục năm gắn bó, sáng tạo, những sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của anh Thành đã được thị trường, người tiêu dùng đánh giá cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình và hàng chục lao động khác.

Người "thổi hồn" cho những sản phẩm từ tre, luồng

Trong khi nhiều thanh niên lựa chọn rời quê để tìm kiếm cơ hội việc làm mới, anh Lê Văn Thành, thôn Đức Thắng, xã Thượng Ninh (Như Xuân) lại “lội ngược dòng”, quyết tâm trở về gắn bó với quê hương để nuôi dưỡng giấc mơ phát triển nghề mộc từ nguyên liệu tre, luồng có sẵn tại địa phương. Sau hàng chục năm gắn bó, sáng tạo, những sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của anh Thành đã được thị trường, người tiêu dùng đánh giá cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình và hàng chục lao động khác.

Người “thổi hồn” cho những sản phẩm từ tre, luồng

Anh Lê Văn Thành đã nhiều năm gắn bó, miệt mài “thổi hồn” cho những sản phẩm từ tre, luồng.

Anh Lê Văn Thành, chia sẻ: Những năm 2010 trở về trước, đa phần thanh niên địa phương đều lựa chọn rời quê hương để phát triển kinh tế. Khi đó, với cương vị là Bí thư Chi đoàn thôn Đức Thắng, tôi luôn đau đáu mong muốn phát triển kinh tế thành công trên quê hương để thu hút, tạo việc làm cho lao động trẻ và tiếp tục cống hiến, xây dựng quê hương. Bên cạnh đó, tôi đi nhiều nơi, tham khảo về xu hướng, thị hiếu của thị trường nên đã lựa chọn nguyên liệu tre, luồng - những nguyên liệu xanh, thân thiện với môi trường để phát triển nghề mộc được học. Lựa chọn ấy vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có để phát triển kinh tế gia đình vừa phát huy giá trị của loại cây trồng nguyên liệu gắn với truyền thống của địa phương.

Người “thổi hồn” cho những sản phẩm từ tre, luồng

Sản phẩm của anh Thành chủ yếu là những vật dụng gắn bó với cuộc sống, văn hóa làng quê.

Nghĩ là làm, thanh niên Lê Văn Thành đã tự mày mò, thử nghiệm để làm ra những sản phẩm thủ công đầu tiên từ tre, luồng để thăm dò thị trường. Như có duyên định sẵn, những sản phẩm đầu tay của anh, như: guồng nước, rổ, rá, giường tre, bình hoa, đèn ngủ… được người tiêu dùng, thị trường đánh giá cao. Năm 2007, anh Thành quyết định mở cơ sở chế biến các sản phẩm từ tre, luồng để sản xuất sản phẩm với quy mô hàng hóa. Ban đầu khởi nghiệp, anh đã gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, máy móc, các sản phẩm còn đơn điệu và thị trường tiêu thụ hạn chế.

Người “thổi hồn” cho những sản phẩm từ tre, luồng

Tuy nhiên, với lợi thế làm thủ công 100%, sản phẩm “made by Lê Văn Thành” đã chiếm được thị hiếu của một bộ phận khách hàng thiên về lối sống xanh, sử dụng đồ thân thiện với môi trường. Sự hài lòng của khách hàng đã tạo nên sự lan tỏa lớn. Rất nhanh, các sản phẩm làm từ tre, luồng của anh Thành đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt, những sản phẩm trang trí từ xưởng sản xuất Lê Văn Thành, như: bình hoa, đèn ngủ… đã trở thành điểm nhấn tạo sự khác biệt, độc đáo cho không gian tại các nhà hàng, quán cà phê.

Người “thổi hồn” cho những sản phẩm từ tre, luồng

Người “thổi hồn” cho những sản phẩm từ tre, luồng

Cùng với đó, anh Thành cũng sản xuất, chế tạo ra những sản phẩm phù hợp với xu hướng, thị hiếu của thị trường.

Chia sẻ về quy trình làm ra các sản phẩm tre, luồng, anh Thành, cho biết: Để làm ra được những vật dụng, đồ dùng mang tính thẩm mỹ cao, bền, đẹp cần lựa chọn nguyên liệu là tre, luồng già, vận chuyển về nhà ngâm dưới nước, một số phải luộc qua khoảng 24 giờ nhằm giúp các vật dụng khi làm ra không bị mốc, mối mọt. Hiện nay, sau hơn 10 năm phát triển, xưởng sản xuất Lê Văn Thành đã khẳng định thương hiệu trên thị trường bằng các dòng sản phẩm nội thất và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong đó, các sản phẩm nội thất như: bàn, ghế, kệ, tủ, xích đu…; các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ đơn giản đến tinh xảo, như: rổ rá, nôi tre, lồng đèn... đều được làm thủ công và thiết kế dựa trên nền tảng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhưng vẫn mang tính thẩm mỹ. Ngoài ra, để bảo đảm quy mô sản xuất hàng hóa, cơ sở đã áp dụng cơ giới hóa vào một số khâu, như: chẻ tre, chẻ mây, sơn tĩnh điện hay sấy lưu huỳnh chống mốc...

Người “thổi hồn” cho những sản phẩm từ tre, luồng

Những sản phẩm sau khi hoàn thiện đều được sấy lưu huỳnh hoặc sơn tĩnh điện để chống mốc.

Với sự năng động, bản lĩnh và tư duy nhạy bén, những năm gần đây, ngoài bán sản phẩm trực tiếp, anh Lê Văn Thành tận dụng lợi thế của nền tảng số để quảng bá, giới thiệu sản phẩm online. Hiện tại, anh lập fanpage riêng cho cơ sở để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, lựa chọn và đặt hàng; đăng ký các gian hàng trên các mạng thương mại điện tử về sản phẩm, sử dụng trang facebook, zalo cá nhân và phát triển kênh Youtube... nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Hiện nay, cơ sở sản xuất của anh Lê Văn Thành được mở rộng với quy mô hơn 300m2, bao gồm cả gian trưng bày sản phẩm. Với lượng đơn hàng lớn, cơ sở đã tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên và 15 - 20 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Người “thổi hồn” cho những sản phẩm từ tre, luồng

Ngoài tạo việc làm cho hàng chục lao động trực tiếp tại xưởng, cơ sở của anh Thành còn tạo việc làm cho nhiều lao động có nghề đan lát tại địa phương.

Đánh giá về mô hình sản xuất sản phẩm từ tre, luồng, ông Nguyễn Quang Dự, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Như Xuân, khẳng định: Anh Lê Văn Thành đã tận dụng những nguyên liệu sẵn có của địa phương để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ giá trị. Thông qua những sản phẩm ấy, giá trị văn hóa, kinh tế của tre, luồng được phát huy. Từ sự độc đáo, tinh tế trong những sản phẩm, các cấp, ngành địa phương đã và đang định hướng cơ sở áp dụng, chuẩn hóa quy trình sản xuất và lựa chọn sản phẩm độc đáo, giá trị để phát triển thành sản phẩm OCOP trong thời gian tới".

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]