(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sự xuất hiện của những “ông lớn” trong ngành bán lẻ trên thị trường tiêu dùng đã và đang là thách thức không nhỏ đối với hệ thống các cửa hàng, đại lý vừa và nhỏ vốn có nhiều đất diễn trước đó. Tuy nhiên, đây cũng là lối đi mang tính tất yếu. Cái chính là các tiểu thương sẽ tìm ra phương án nào hợp lý để tồn tại?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những “ông lớn” và sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ

(VH&ĐS) Sự xuất hiện của những “ông lớn” trong ngành bán lẻ trên thị trường tiêu dùng đã và đang là thách thức không nhỏ đối với hệ thống các cửa hàng, đại lý vừa và nhỏ vốn có nhiều đất diễn trước đó. Tuy nhiên, đây cũng là lối đi mang tính tất yếu. Cái chính là các tiểu thương sẽ tìm ra phương án nào hợp lý để tồn tại?

Xuất hiện ngày càng nhiều các “ông lớn”

Chỉ một vài năm trở lại đây, thị trường tiêu dùng trong tỉnh bỗng chốc trở nên chật chội khi có sự xâm nhập của hàng loạt các tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ, ở tất cả các ngành hàng, từ điện máy đến bách hóa phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thời trang... Từ chỗ, chỉ một vài đại lý quy mô vừa, và nhiều cửa hàng quy mô nhỏ cùng nhau chiếm lĩnh thị trường thì nay phải nhường những vị trí kinh doanh đẹp nhất trong lòng thành phố cho các thương hiệu nổi tiếng. Đồng nghĩa với việc phải chia luôn thị phần khách hàng tiềm năng. Có thể kể ra một số cái tên hiện đã trở nên quen thuộc và khá được người tiêu dùng trong tỉnh quan tâm như: đại siêu thị BigC, Siêu thị Coop mart, Siêu thị Điện máy Media Mart, Điện máy HC, Trần Anh, các nhãn hàng thời trang như Adidas, Nem, Seven Am, Elise, Convert... và chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như KFC, Lotteria, Jolibee... Đây đều là những thương hiệu có tên tuổi trên thị trường quốc tế hoặc ít ra là thị trường cả nước.

Những năm gần đây, các thương hiệu tên tuổi xâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường bán lẻ Thanh Hóa.

Sự xuất hiện của các thương hiệu này làm phong phú thêm thị trường tiêu dùng trong tỉnh, tạo thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Đồng thời cũng chính là thách thức không nhỏ đối với hệ thống các cửa hàng, đại lý vừa và nhỏ kinh doanh cùng lĩnh vực, ngành hàng.

Cuộc chiến không cân sức

Không những xuất hiện cùng thời điểm hàng loạt thương hiệu đắt giá khiến người tiêu dùng lúng túng trong việc lựa chọn điểm mua mà bản thân các tiểu thương cũng lúng túng khi bất ngờ có thêm nhiều đối thủ. Hơn nữa, đều là những đối thủ đáng gờm.

So sánh cho thấy, tất cả các nhãn hiệu này đều lớn hơn về quy mô đồng thời còn nhiều hơn cả về mặt hàng, khối lượng hàng hóa. Đó là ưu điểm đầu tiên dễ thấy nhưng mặt khác chính sách phát triển của họ cũng rõ ràng hơn, chính sách khách hàng chu đáo hơn, chính sách marketing, quảng cáo rầm rộ hơn đã tạo dựng nên hình ảnh không dễ lẫn với bất kỳ nhãn hàng nào khác. Rõ ràng, để đặt chân lên một thị trường mới, tất cả các thương hiệu này đều đã có sự nghiên cứu để phát huy cao nhất ưu thế nổi bật của mình, thu hút khách hàng lựa chọn mình thay vì những đối thủ khác.

Chính vì vậy, xuất hiện sau muộn nhưng các thương hiệu này nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và thị phần khách hàng truyền thống của các chuỗi cửa hàng, đại lý nhỏ trước đây. Điều đó đặt ra thách thức sống còn đối với hầu hết các điểm bán nhỏ lẻ, làm thế nào để không mất khách?

Thay đổi hoặc tự thoái lui

Môi trường kinh doanh thay đổi đòi hỏi các cửa hàng nhỏ lẻ trong địa bàn tỉnh nhất là khu vực TP Thanh Hóa và lân cận phải thay đổi để giữ doanh số, giữ khách hàng. Nhiều trong số đó đã đánh vào chính sách giá, điều chỉnh giá bán lẻ rẻ hơn siêu thị để thu hút người tiêu dùng, chú trọng cả về số lượng và chất lượng hàng hóa, giữ và tăng lượng khách.

Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng làm được điều đó, đã có không ít điểm bán lẻ phải tự đóng cửa hoặc thu nhỏ quy mô kinh doanh khi hàng hóa bị ế ẩm, khách hàng vãn dần vì nay đã có địa điểm mua sắm mới tiện lợi hơn. Bà Nguyễn Thị Hương (phường Ba Đình, TP Thanh Hóa), chủ một hiệu tạp hóa nhỏ cho biết: Bây giờ hầu như nhà nào cũng đi siêu thị mua sắm nên việc bán gói bánh, gói kẹo, cân đường... hầu như chẳng ai mua lẻ ở những cửa hàng nhỏ như chỗ mình nữa, cùng lắm chỉ khi cần gấp họ mới tận dụng thôi vì thế tôi cũng không nhập thêm nhiều hàng vì sợ ế ẩm.

Cùng chung hoàn cảnh trên, cô Minh Nguyệt (thị trấn Quảng Xương) chia sẻ: Mấy năm trước gia đình tôi có một đại lý bánh kẹo nằm trên Quốc lộ 1A đối diện chợ nên việc kinh doanh rất thuận lợi, không chỉ có khách lẻ mà còn có cả khách buôn. Nhưng từ khi các siêu thị mở ra thì không chỉ cửa hàng của tôi mà nhiều cửa hàng xung quanh phải ngừng kinh doanh do người dân mua gì cũng đi siêu thị.

Đây là hai trong số rất rất nhiều dẫn chứng thực tế cho thấy môi trường cạnh tranh giữa đại siêu thị - đại lý nhỏ mà bên yếu thế không ai khác chính là các tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ. Hàng loạt các cửa hàng nhỏ lẻ đã tự khai tử trên thị trường. Hệ thống các siêu thị, thương hiệu lớn ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên đó cũng chính là quy luật phát triển tất yếu khi nền kinh tế mở cửa và phát triển. Tìm ra hướng đi mới, phù hợp, tận dụng mọi chính sách hỗ trợ kinh doanh của Đảng, Nhà nước cũng như các chính sách riêng của tỉnh mới có đất tồn tại đối với tất cả các điểm bán lẻ, kể cả là đại siêu thị đi nữa.

Nguyên Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]