(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sau khi Báo VH&ĐS có bài: “Vàng trắng” chảy đi trên những đồi cao su” số ra ngày 5/9/2016 phản ánh tình trạng bà con nông dân các xã Xuân Bình, Xuân Quỳ, Cát Vân, Cát Tân… huyện Như Xuân tự ý đốn hạ hàng chục héc ta cao su do giá trị thu nhập thấp. Ông Đỗ Viết Liêm - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với VH&ĐS xoay quanh một số nội dung báo phản ánh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phản hồi bài báo “Vàng trắng” chảy đi trên những đồi cao su: Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa lên tiếng

(VH&ĐS) Sau khi Báo VH&ĐS có bài: “Vàng trắng” chảy đi trên những đồi cao su” số ra ngày 5/9/2016 phản ánh tình trạng bà con nông dân các xã Xuân Bình, Xuân Quỳ, Cát Vân, Cát Tân… huyện Như Xuân tự ý đốn hạ hàng chục héc ta cao su do giá trị thu nhập thấp. Ông Đỗ Viết Liêm - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với VH&ĐS xoay quanh một số nội dung báo phản ánh.

Theo ông Liêm, từ cuối năm 2014 đến nay do giá mủ cao su xuống quá thấp, không đủ ngày công cạo mủ dẫn đến việc người dân tự ý đốn hạ cao su. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng như phía công ty không có chủ trương phá bỏ cây cao su, nhưng sự việc vẫn diễn ra? Trách nhiệm trước hết thuộc về địa phương quản lý lỏng lẻo, thứ đến là ý thức của bà con còn hạn chế…

Ông Liêm khẳng định, việc đặt một trạm thu mua mủ cao su tại xã Hóa Quỳ huyện Như Xuân vẫn tồn tại nhưng không hoạt động được vì bà con không chịu bán mủ cao su cho công ty. Nguyên do từ khoản tiền nợ đầu tư ban đầu của bà con với công ty, nếu bà con cân bán mủ cho phía công ty thì bắt buộc phía công ty phải trừ nợ. Giá mủ đã thấp, lại lo bị trừ nợ nên bà con quyết không bán cho công ty mà chỉ bán cho đầu nậu, thương lái.

“Việc Công ty là nhà đầu tư nhưng lại không được thu mua thành phẩm khiến công nhân công ty không có việc làm, không có lương bổng, chế độ… Việc mủ cao su bị các đầu nậu, tiểu thương ép giá, mua lại giá rẻ, bán ra các tỉnh ngoài không chỉ gây khó khăn cho công ty mà còn làm thất thoát nguồn nguyên liệu của tỉnh” - Ông Liêm phân tích.

Về việc bà con phản ánh nguồn vốn đầu tư ban đầu không thu lãi nhưng vừa qua, công ty lại cử người đi ký lãi, ông Liêm giải thích: Chương trình trồng cao su có 3 nguồn vốn, một là nguồn từ ngân sách tỉnh không tính lãi, hai là nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và ba là côngty đầu tư tính lãi. Khi chuyển từ thời kỳ kiến thiết cơ bản sang sản xuất kinh doanh (những năm 2000) thì tất yếu phải thu lãi.

Ông Lê Đình Huấn - Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Quỳ trước đồi cao su đã bị đốn hạ, trồng thay thế của gia đình bà Ngân Thị Lý.

Báo VH&ĐS phản ánh việc người dân phản ánh công ty thu giữ hàng trăm “sổ đỏ” của bà con? - Ông Liêm khẳng định, “không có chuyện công ty thu giữ sổ đỏ của bà con. Thời điểm năm 1999, UBND tỉnh có chủ trương phát triển dự án cây cafe nhưng sau đó dự án này thất bại. Việc bà con tự nguyện giao nộp “sổ đỏ” lại thế chấp để công ty vay vốn ngân hàng tuân thủ theo điều 4 hợp đồng, và đó là chuyện của dự án cây cafe chứ không phải dự án cây cao su như bà con phản ánh”.

Hiện công ty đang giữ hơn 2.000 “sổ đỏ” của bà con nhân dân các huyện trên địa bàn tỉnh (các huyện có triển khai dự án cây cafe - PV). Sau khi dự án thất bại, đến nay, khoản nợ 62,7 tỷ đồng vốn đối ứng Pháp của dự án trồng cây cafe đã được Chính phủ xóa nợ, nhưng vẫn còn 42 tỷ nợ phía ngân hàng. UBND tỉnh, Công ty Cao su đã có văn bản gửi Chính phủ xin xóa bỏ khoản nợ còn lại, nếu được chấp thuận thì công ty sẽ hoàn trả “sổ đỏ” cho bà con.

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]