(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhớ lại, trong những ngày đầu tháng 4/1965, từng tốp máy bay Mỹ thi nhau ném bom xuống đánh phá phà Ghép ngăn không cho các đoàn xe của ta chi viện cho chiến trường miền Nam, đã có nhiều tấm gương anh dũng hy sinh, trong đó có người thiếu niên anh hùng mới 14 tuổi Nguyễn Bá Ngọc.

Hát mãi khúc ca “Nguyễn Bá Ngọc - người thiếu niên dũng cảm”

Nhớ lại, trong những ngày đầu tháng 4/1965, từng tốp máy bay Mỹ thi nhau ném bom xuống đánh phá phà Ghép ngăn không cho các đoàn xe của ta chi viện cho chiến trường miền Nam, đã có nhiều tấm gương anh dũng hy sinh, trong đó có người thiếu niên anh hùng mới 14 tuổi Nguyễn Bá Ngọc.

Hát mãi khúc ca “Nguyễn Bá Ngọc - người thiếu niên dũng cảm”Tượng đài Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc. Ảnh: Internet

Anh Nguyễn Bá Ngọc sinh năm 1952 tại xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, là con thứ 2 trong gia đình có 7 anh chị em. Năm 1965, khi đang học lớp 4 trường phổ thông cơ sở Quảng Trung, Nguyễn Bá Ngọc là một học sinh chăm ngoan, học giỏi và rất hay giúp đỡ bạn bè.

Năm 1965, giặc Mỹ mở rộng chiến tranh và cho máy bay đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta, chúng ném bom cả trường học, bệnh viện... Làng Ngọc Trà, xã Quảng Trung ở bên bờ sông Yên (phà Ghép qua sông Yên) bị đánh phá ác liệt. Lúc này, người dân trong làng đều cầm súng đánh giặc, giúp đỡ các lực lượng, ở nhà chỉ còn những người già, trẻ nhỏ trú ẩn trong các hầm.

Ngày 3 và 4/4/1965, máy bay Mỹ đánh phá ác liệt các trọng điểm như cầu Hàm Rồng (thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ), Đò Lèn (huyện Hà Trung – Thanh Hóa) và bến phà Ghép (nối hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Đây là những trọng điểm giao thông huyết mạch nối liền Quốc lộ 1A, đế quốc Mỹ ra sức đánh phá nhằm cắt đứt mạch máu giao thông, khiến miền Bắc không thể chi viện cho miền Nam. Trong đó, ngày 4/4/1965, máy bay Mỹ kéo đến bắn phá dữ dội vào địa bàn xã Quảng Trung. Lúc này, bố mẹ đi vắng, Nguyễn Bá Ngọc đã một mình đưa các em xuống hầm tránh bom. Ngồi dưới hầm, nghe tiếng khóc bên nhà hàng xóm Ngọc đã lao ra khỏi hầm chạy sang và thấy người bạn tên là Khương bị thương, 2 em của Khương đang gào khóc trong hoảng loạn. Bất chấp hiểm nguy, Ngọc đã lấy thân mình che chở, dìu các em của Khương xuống hầm trú ẩn. Hai em nhỏ được cứu sống, nhưng Ngọc trúng bom, bị thương rất nặng và đã hi sinh vào rạng sáng ngày 5/4/1965 khi mới 14 tuổi và đang là học sinh lớp 4.

Hát mãi khúc ca “Nguyễn Bá Ngọc - người thiếu niên dũng cảm”Tượng Anh hùng Nguyễn Bá Ngọc trong khuôn viên Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Quảng Trung. Ảnh: Internet

Ghi nhận sự hi sinh của người thiếu niên anh dũng, ngay sau đó Nhà nước đã công nhận Nguyễn Bá Ngọc là liệt sĩ và truy tặng Huân chương Chiến công hạng Ba cho anh. Đồng thời, ngày 10/12/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định truy tặng anh hùng LLVTND cho liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc. Trong khi đó, các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa cũng đã phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc. Kể từ đó, người thiếu niên Nguyễn Bá Ngọc không tiếc thân mình cứu sống các em nhỏ trong trận tuyến phà Ghép năm 1965 đã trở thành người Anh hùng của dân tộc Việt Nam. Với gia đình, quê hương của anh thì đây là niềm vui, niềm tự hào vô bờ bến. Còn với những người bước ra từ cuộc chiến vệ quốc vĩ đại, đây không chỉ là niềm vui, niềm tự hào mà là sự tri ân đầy ý nghĩa đối với thế hệ đã hiến dâng trọn đời cho non sông đất nước.

Về xã Quảng Trung hôm nay, sau 58 năm anh dũng hi sinh thân mình cứu các em nhỏ, vùng quê cách mạng, ngôi trường mang tên Nguyễn Bá Ngọc, tượng đài anh sừng sững giữa trường luôn là hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng, là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ cả nước nói chung và của quê hương người anh hùng 14 tuổi cứu các em nhỏ trong mưa bom, bão đạn nói riêng. Đồng thời, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cũng lấy tên anh Nguyễn Bá Ngọc để đặt tên cho các trường học, đường phố… Đặc biệt, tấm gương anh Nguyễn Bá Ngọc còn được khắc họa trong bài hát “Nguyễn Bá Ngọc - người thiếu niên dũng cảm” của nhạc sĩ Nguyễn Mộng Lân, gắn bó với Đội thiếu niên tiền phong.

Hương Giang (tổng hợp)


Hương Giang (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]