(vhds.baothanhhoa.vn) - “Tử tế”  và  “tinh tế”  là hai từ Việt gốc Hán, được  Từ điển từ láy tiếng Việt  (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa. Xét nghĩa gốc Hán [lịch đại], thì đây đều là những từ ghép đẳng lập.

Từ "Tế" trong “Tử tế”, “tinh tế”, đến "Tể" trong "thái tể"

“Tử tế” “tinh tế” là hai từ Việt gốc Hán, được Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa. Xét nghĩa gốc Hán [lịch đại], thì đây đều là những từ ghép đẳng lập.

Từ Tế trong “Tử tế”, “tinh tế”, đến

-Với từ tử tế”:

Từ điển từ láy tiếng Việt giảng hai nghĩa (tính từ) như sau: “1. Có cái cần có để được coi trọng, không bị coi là lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn. Ăn mặc tử tế. Được học hành tử tế. Con nhà tử tế. 2. Có những biểu hiện chu đáo, tốt bụng trong quan hệ đối xử. Ăn ở tử tế với nhau. Được tiếp đãi ân cần tử tế”.

Trong tiếng Việt, tửtếlà những yếu tố phụ thuộc, không có khả năng độc lập trong hành chức. Tuy nhiên, như đã viết ở trên, xét nghĩa gốc Hán, thì tử tế 仔細 là từ ghép đẳng lập: tử 仔 có nghĩa là bé nhỏ, tỉ mỉ, không sơ lược(nhưtử mật仔密, chỉ loại vải dệt dày dặn, không có kẽ hở); tế 細 nghĩa là cẩn thận, tỉ mỉ(như tế tâm細心 = cẩn thận). Cụ thể, Hán ngữ đại từ điểngiảng nghĩa 3 của “tử” là “tí xíu, tỉ mỉ”, và hướng dẫn tham khảo từ “tử tế”, “tử mật” [: 3. 細小, 細密. 參見 “仔細”, “仔密”]; giảng nghĩa 6 của tế” là: “kỹ càng, tỉ mỉ; cẩn thận.” [細: 6.詳細; 仔細].

Trong tiếng Hán, “tử tế” được dùng với 2 nghĩa: 1. cẩn thận; 2. kỹ lưỡng, rõ ràng. [仔細: 1.細心; 2.詳細; 清晰].

Trong tiếng Việt,tử tế là một từ thường được người ta lấy ra để làm ví dụ điển hình cho sự biến đổi nghĩa của từ ngữ hiện nay so với hồi đầu thế kỉ XX. Ví dụ, trước đây tử tế có nghĩa là cẩn thận, kỹ càng; ngày nay tử tế có nghĩa đường hoàng, tốt bụng. Tuy nhiên, trong thực tế, sau khi xuất hiện thêm nghĩa mới “tốt bụng, đường hoàng” (chỉ có trong tiếng Việt), nghĩa cũ của tử tế vẫn không mất đi. Ví dụ: Làm cho tử tế vào (Làm cho cẩn thận vào); Buộc cho tử tế vào kẻo rơi(Buộc cho cẩn thận, kỹ càng vào kẻo rơi) v.v...

-Với từ tinh tế”:

Từ điển từ láy tiếng Việt giảng “tinh tế” nghĩa là “Có khả năng nhạy bén trong việc cảm nhận đánh giá hoặc nhận xét cả những cái rất nhỏ, phức tạp, tế nhị”.

Trong tiếng Việt, “tinh” là yếu tố có khả năng độc lập trong hành chức, tồn tại với tư cách là một từ; còn “tế” chỉ là yếu tố phụ thuộc. Tuy nhiên, xét nghĩa gốc Hán lịch đại, thì tinh tế 精細 là từ ghép đẳng lập, mà nghĩa của từng thành tố được hiểu như sau: tinh 精 nghĩa là kỹ càng, tỉ mỉ(trong các từ:tinh tươm精纖; tinh mỹ精美;tinh tuyển精選); tế 細 nghĩa là nhỏ, mịn, tỉ mỉ (trong các từ: tế nhị細膩; tử tế仔細).

Hán ngữ đại từ điểngiảng:

- “Tinh: 1. gạo ngon tinh sạch; 2. xay giã để gạo trở nên tinh sạch; 3. nghĩa rộng là tinh chế; 4. thuần túy; tinh túy; tinh hoa; 5. tinh mật; kỹ càng.” [nguyên văn: : 1.純凈的好米; 2.舂糙米為精米; 3.引申為精製; 4.純粹; 精粹; 精華; 5.精密; 嚴密];

-“Tế: 1. nhỏ bé, đối với to; 2. nhỏ bé, đối với thô; 3. nhỏ nhặt, không trọng yếu; 4. mềm non, tham khảo “tế liễu”; 5. tinh mĩ; tỉ mỉ, tinh xảo; 6. kỹ càng tỉ mỉ; cẩn thận, tằn tiện.” [nguyên văn: : 1.微小, 與大相對; 2.微小, 與粗相對; 3.瑣碎;不重要; 4.柔嫩, 參見 “細柳”; 5.精緻; 細密; 6.詳細; 仔細];

-“Tinh tế: 1. Luận ngữ - Hương đảng: ‘[Khổng Tử] thích ăn cơm gạo giã trắng tinh, ưa ăn thịt thái tế’, về sau gọi ăn mặc sành điệu là tinh tế; 3. thông minh, hiểu biết; 4. cẩn thận; tỉ mỉ, kĩ càng; 5. tỉnh táo; làm cho tỉnh lại.” [nguyên văn: 精細: 1. “論語‧鄉黨”: “食不厭精, 膾不厭細.” 後謂服食精美為精細; 2.精密細緻; 3.精明能幹; 4.細心; 仔細; 5.清醒; 蘇醒].

Như vậy, cùng một chữ tế細, nhưng tế trong tử tế có nghĩa là “tỉ mỉ; cẩn thận”; còn tế trong tinh tế, lại có nghĩa lànhỏ, bé, kĩ càng.

Điều thú vị là trong phương ngữ Thanh Hóa (vùng Tĩnh Gia cũ, nay là Nghi Sơn), có từ “tể, nghĩa là nhỏ(đối với thô, to). Ví dụ: Rau này phải thái tểra ăn mới ngon = Rau này phải thái nhỏ ra ăn mới ngon; Rau thơm được thái tể bứn, khi ăn mới rắc vào bát. Thoạt nghe, chúng ta tưởng như đây là một thổ ngữ quê mùa. Tuy nhiên, chữ tểtrong “thái tể” là một từ gốc Hán. Nó chính là biến âm của chữ tế 細 trong câu “[Khổng Tử] thích ăn cơm gạo giã trắng tinh, ưa ăn thịt thái tế [thái nhỏ]...”, Hán ngữ đại từ điểndẫn làm ngữ liệu. Hiện tượng biến âm tế→tể chúng ta cũng thấy trong mối quan hệ ngữ âm khác nhưtế→tể; kế計→kể,v.v...Như vậy, một lần nữa chúng ta thấy rằng, Thanh Hóa là địa phương hãy còn lưu giữ được rất nhiều từ cổ, mà với những địa phương khác, đã mờ nghĩa, mất nghĩa, hoặc không còn tồn tại trong đời sống.

Hoàng Tuấn Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]