(vhds.baothanhhoa.vn) - Các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 200 ha cây dong riềng, năng suất bình quân đạt 75 tấn/ha, tập trung ở các huyện: Như Thanh, Ngọc Lặc, Như Xuân, Cẩm Thủy... Hiện nay, phần lớn cây dong riềng được phát triển theo chuỗi liên kết từ trồng đến chế biến sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.

Phát triển vùng nguyên liệu cây dong riềng gắn với chế biến ở miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 200 ha cây dong riềng, năng suất bình quân đạt 75 tấn/ha, tập trung ở các huyện: Như Thanh, Ngọc Lặc, Như Xuân, Cẩm Thủy... Hiện nay, phần lớn cây dong riềng được phát triển theo chuỗi liên kết từ trồng đến chế biến sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.

Phát triển vùng nguyên liệu cây dong riềng gắn với chế biến ở miền núi

Vùng nguyên liệu cây dong riềng ở xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc).

Từ củ dong riềng, nhiều hợp tác xã, hộ gia đình đã xây dựng thành công sản phẩm miến dong với nhiều thương hiệu khác nhau, như: miến dong Hương Ngọc, xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc); miến dong Yên Lạc, xã Yên Lạc (Như Thanh); miến dong Đồi Ao, xã Cẩm Bình và miến dong Thuận Tâm, xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy). Các sản phẩm miền dong đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Phát triển vùng nguyên liệu cây dong riềng gắn với chế biến ở miền núi

Chế biến miến dong tại Hợp tác xã sản xuất miến dong Đồi Ao, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy).

Nhằm ổn định và phát triển nghề sản xuất và chế biến miến dong, các địa phương đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích người dân tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư chế biến ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị của sản phẩm miến dong, bảo đảm vệ sinh, môi trường.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]