(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trở thành công nhân tại các xí nghiệp, nhà máy đang là hướng đi cũng là mong muốn của rất nhiều lao động. Tuy nhiên có một điều mà ít ai để ý đó là độ tuổi tuyển dụng. Hầu hết các công ty đều chỉ tuyển lao động trẻ, vậy khi quá độ tuổi đó rồi, người lao động sẽ làm gì?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công nhân: Làm gì khi hết tuổi tuyển dụng?

(VH&ĐS) Trở thành công nhân tại các xí nghiệp, nhà máy đang là hướng đi cũng là mong muốn của rất nhiều lao động. Tuy nhiên có một điều mà ít ai để ý đó là độ tuổi tuyển dụng. Hầu hết các công ty đều chỉ tuyển lao động trẻ, vậy khi quá độ tuổi đó rồi, người lao động sẽ làm gì?

Mức lương hấp dẫn người lao động

Đối với Thanh Hóa, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp hiện nay khoảng 300 nghìn người, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 80%, tập trung nhiều tại các doanh nghiệp da giày, dệt may... Đây cũng chính là một trong các ngành thế mạnh của tỉnh, được quan tâm đầu tư phát triển, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vì thế đã giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động địa phương. Không chỉ gồm lao động phổ thông, lao động tay nghề thấp, lao động chuyển sang từ nông nghiệp mà trong số này còn có cả lao động có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học sau khi tốt nghiệp không có cơ hội việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo. Với mức lương trung bình rơi vào khoảng 4-5 triệu đồng/ người/ tháng, đó là con số không hề tệ đối với mức sống của người dân tại các vùng nông thôn.

Chị Mai Thị Ngân (31 tuổi trú tại Quảng Xương) hiện đang là công nhân Công ty may Sakura (KCN Lễ Môn, TP Thanh Hóa) cho biết: Tôi đã tốt nghiệp THPT và về nhà làm ruộng. 3 năm trở lại đây tôi nộp hồ sơ và được tuyển làm công nhân với mức thu nhập hiện nay hơn 4 triệu đồng/tháng. Mức lương này đủ để chi tiêu sinh hoạt, nuôi con, tiết kiệm một phần nhỏ và chắc chắn là cao hơn làm ruộng”.

Quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại chuộng lao động trẻ tuổi.

Có phần may mắn hơn chị Ngân, cũng là lao động phổ thông nhưng chị Bùi Thị Dung sau một thời gian làm việc tại cùng công ty, ngoài tay nghề cộng thêm năng lực quản lý đã được phân công làm tổ trưởng và mức lương hiện nay chị được hưởng trung bình là 6-7 triệu đồng/ tháng. Chị cho biết thêm, tùy từng vị trí làm việc, có những công việc rất nhàn mà lương vẫn ổn định.

Nỗi lo thất nghiệp của công nhân trên 35 tuổi

Chính vì lẽ trên, các địa phương dọn đường cho các nhà máy xí nghiệp về nông thôn, người dân nhiều nơi cũng sẵn sàng nhường đất ruộng cho các nhà đầu tư, các công ty liên doanh. Tuy nhiên, 5 năm, 10 năm nữa, khi lứa lao động cũ đã không còn đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng thì sẽ như thế nào? Công ty sẽ tuyển dụng lao động mới và những người lao động trên 35 tuổi sẽ làm gì? Đó là câu hỏi mà không mấy ai hiện nay để ý tới.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết các công ty hiện nay đều chỉ tuyển lao động nằm trong độ tuổi từ 18-22 tuổi và có xu hướng chỉ sử dụng tới khoảng 30-35 tuổi. Như vậy, một lao động chỉ có nhiều nhất 19 năm để làm việc thậm chí chỉ có 10 năm. Trong khi đó, làm việc theo dây chuyền sản xuất, mỗi người lao động chỉ được phân công làm một khâu, một giai đoạn. Điều đó cũng đồng nghĩa, một công nhân dẫu cho lành nghề cũng không đủ khả năng làm ra hoàn chỉnh một sản phẩm cũng như một công nhân may khó có thể tạo ra một chiếc áo mà chỉ có thể là một phần cổ áo, tay áo... Cũng vì lẽ trên, công việc mà người công nhân làm hiện nay không được cho là một nghề. Khi bước qua tuổi 35, lâu hơn là cận kề 40, người lao động canh cánh nỗi lo thất nghiệp. Công việc đang làm không thể vận dụng để mưu sinh khi tách ra khỏi dây chuyền, bắt buộc người lao động phải tìm một công việc hoàn toàn khác.

Chị Lê Thị Thoa, công nhân một xưởng may nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Xương cho hay: “Tôi hơn 40 tuổi rồi nên việc làm công nhân dường như không còn phù hợp vì chủ các cơ sở hầu như chỉ tuyển lao động trẻ, nhiều nơi còn thi đầu vào rất khó. Cùng làm với tôi đã có một số chị em phải nghỉ việc. Vì vậy bản thân tôi cũng xác định không thể gắn bó lâu dài mà sẽ phải tìm một công việc khác thay thế”. Tuy nhiên chị Thoa cũng còn chưa biết mình sẽ làm gì, có thể là buôn bán hoặc đi giúp việc gia đình, trông trẻ...

Thực tế trên cả nước cho thấy, tình trạng sa thải công nhân có tuổi đời cao đã và đang diễn ra ở hầu khắp các doanh nghiệp, bằng cách này hay cách khác. Và việc giải quyết việc làm sau khi rời các nhà máy cho hàng nghìn, hàng triệu công nhân là điều khó khăn đối với ngành chức năng trong bối cảnh hiện nay, dù đã có nhiều cố gắng. Vì thế, hơn ai hết, người lao động cần có định hướng rõ ràng cho công việc và nghề nghiệp của mình.

Nguyên Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]