(vhds.baothanhhoa.vn) - Câu chuyện kỷ niệm gia đình này được bố tôi kể lại nhiều lần. Lần nào cả nhà cũng cười sảng khoái vì cậu bé Vĩnh 4 tuổi đòi đi đánh Nhật. Ngày ấy, cái đói khổ của một đứa trẻ mách bảo bố tôi phải đi khởi nghĩa bằng được, phải giành lại thóc từ tay quân Nhật.

Những câu chuyện xưa chưa bao giờ cũ

Câu chuyện kỷ niệm gia đình này được bố tôi kể lại nhiều lần. Lần nào cả nhà cũng cười sảng khoái vì cậu bé Vĩnh 4 tuổi đòi đi đánh Nhật. Ngày ấy, cái đói khổ của một đứa trẻ mách bảo bố tôi phải đi khởi nghĩa bằng được, phải giành lại thóc từ tay quân Nhật.

- O ơi, o cho cháu theo.

- Cháu ở nhà ngoan, o đi đợt ni rồi đợt sau o về mua kẹo bột cho nha.

Bố tôi vẫn một mực khăng khăng:

- Không! Cháu muốn đi cùng o cơ. Chú Huấn ơi, cho cháu đi đánh giặc. Chú Huấn ơi, o Lý ơi.

Câu chuyện kỷ niệm gia đình này được bố tôi kể lại nhiều lần. Lần nào cả nhà cũng cười sảng khoái vì cậu bé Vĩnh 4 tuổi đòi đi đánh Nhật. Ngày ấy, cái đói khổ của một đứa trẻ mách bảo bố tôi phải đi khởi nghĩa bằng được, phải giành lại thóc từ tay quân Nhật, rồi về chia cho bà Năm bên cạnh nhà, chia cho ông Khai ở đầu làng. Làng Mao Xá, huyện Thiệu Hóa trong câu chuyện của bố tôi ngày đó đói rách quá, quần áo tả tơi như tổ đỉa, mặt mũi ai cũng gầy xọp, trơ ra hai hốc má chỉ có da bọc xương.

Hẳn là vì lẽ đó, khi mà Tổ quốc, quê hương lên tiếng kêu gọi, biết bao nhiêu cuộc đời tươi trẻ không ngại hi sinh để cho cuộc đời khác sau này mãi được tươi xanh. Ở đó có những cái chết đã hóa thành bất tử.

Những câu chuyện xưa chưa bao giờ cũ

Nhà ông Tô Đình Bảng, thôn Mao Xá, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa nơi tổ chức Hội nghị tỉnh Đảng bộ quyết định tổng khởi nghĩa, ngày 15/8/1945

Nhà ông bà nội tôi ngày đó ở Thiệu Hóa, ngay thôn Mao Xá - nơi tổ chức Hội nghị tỉnh Đảng bộ quyết định tổng khởi nghĩa, ngày 15-8-1945. Đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19-8-1945, lệnh khởi nghĩa của Ủy ban Khởi nghĩa Tỉnh được phát ra. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt nhưng đến sáng ngày 19-8-1945 quân cách mạng đã làm chủ hoàn toàn phủ lỵ, chính quyền cách mạng được giành về tay Nhân dân Thiệu Hóa.

Như được tiếp thêm sức mạnh, quần chúng cách mạng và tự vệ ở khắp các phủ, huyện trong tỉnh nhất tề vùng lên như vũ bão, lật đổ chính quyền thực dân, phát xít, giành độc lập.

Ngay trong đêm 18, rạng sáng ngày 19-8-1945, khắp các huyện đồng bằng miền xuôi Thanh Hóa, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban khởi nghĩa các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Đông Sơn, Quảng Xương, Thọ Xuân… đồng loạt bao vây, đánh chiếm phủ đường, huyện đường, nhanh chóng giành chính quyền về tay cách mạng.

Những câu chuyện xưa chưa bao giờ cũ

Nhân dân huyện Thiệu Hóa khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19-8-1945. Đồ họa: internet

Bố tôi, sau hơn 40 năm công tác trong lực lượng Công an Nhân dân, vẫn phải cảm thán: “Chiến trận không phải là nơi dành cho phụ nữ xông pha. Nhưng ở đất này, đến phần mềm mại, dịu dàng nhất của cả dân tộc cũng bước vào mưa bom bão đạn, đây là cuộc chiến tột cùng sinh tử”.

Những câu chuyện xưa chưa bao giờ là cũ, mỗi lần nghe lại là một lần khắc sâu hơn sự hy sinh của đồng bào ta ngày đó. Là để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn trước anh linh người dân, người lính đã nằm lại với đất và có trách nhiệm trước Tổ quốc, non sông bây giờ.

Mỗi lần nhắc đến thời khắc lịch sử năm đó, khuôn mặt bố tôi luôn bừng sáng, hào hứng:

- Hôm ấy là ngày cờ bay muôn nơi, muôn ánh sao vàng. Phải gọi là dòng thác Cách Mạng, bây giờ đã gần 80 năm trôi qua rồi, nhưng hình ảnh ấy không bao giờ phai nhòa.

Trong đôi mắt già cỗi ấy lại ánh lên nét trẻ trung, ở đó long lanh có bóng cờ...

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]