(vhds.baothanhhoa.vn) - Chịu ảnh hưởng của những biến động trên thế giới, thị trường phân bón trong nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng cũng liên tục tăng nhiệt với mức tăng cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây. Trước tình hình chi phí sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong tỉnh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì sản xuất, đảm bảo nguồn cung phục vụ bà con nông dân.

Doanh nghiệp phân bón nỗ lực bảo đảm nguồn cung khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao

Chịu ảnh hưởng của những biến động trên thế giới, thị trường phân bón trong nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng cũng liên tục tăng nhiệt với mức tăng cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây. Trước tình hình chi phí sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong tỉnh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì sản xuất, đảm bảo nguồn cung phục vụ bà con nông dân.

Doanh nghiệp phân bón nỗ lực bảo đảm nguồn cung khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao

Người dân mua phân tại cơ sở bán phân bón của Công ty Thương mại Hoằng Hóa, thị trấn Bút Sơn.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Vụ Thu mùa năm nay Thanh Hóa có diện tích gieo trồng khoảng 155.000ha và nhu cầu cần khoảng 300.000 tấn phân bón các loại. Đảm bảo nhu cầu nguồn cung phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân, 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón trong tỉnh đã chủ động được nguồn cung. Tuy nhiên, với giá các loại phân bón tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của bà con nông dân.

Vụ Thu mùa năm 2022, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) gieo cấy 145ha lúa. Hiện tại, bà con đã hoàn thành việc gieo mạ, đảm bảo thực hiện gieo cấy đúng kế hoạch. Bà Phùng Thị Hòa, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp xã Hoằng Đạo, cho biết: HTX cùng với 2 cơ sở kinh doanh lớn trên địa bàn cung ứng phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con trong xã. Do bà con chưa xuống đồng gieo cấy nên đến thời điểm ngày 10-6, HTX mới nhập về gần 10 tấn phân các loại. Tuy nhiên, giá phân bón Phúc Thịnh và Thần Nông do HTX cung ứng (chủ yếu dùng bón lót và bón thúc) hiện mỗi bao tăng từ 10.000 - 15.000 đồng (trọng lượng 25kg) đã ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ. Nếu như vụ Đông xuân, HTX cung ứng 40 tấn bằng hình thức trả chậm, vụ Thu mùa này, lượng phân bón giảm xuống còn 30 tấn.

Được biết, hiện giá một số loại phân bón như DAP, Kali, Urê... đang bán tại một số đại lý trên địa bàn tỉnh có dao động trên dưới 20.000 đồng/kg tùy loại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cụ thể: Giá Urê tăng lên ngưỡng 18.000 đồng/kg; DAP ở ngưỡng 27.000 đồng/kg; NPK (tùy theo chủng loại) dao động 16.000 - 18.000 đồng/kg, Kali dao động 20.000 - 22.000 đồng/kg... Lý giải về việc giá các loại phân bón tăng cao, ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, cho rằng: Ngoài giá dầu - nguyên liệu chính, cơ bản để sản xuất các loại phân bón vô cơ tăng mạnh suốt thời gian qua, nhiều nguyên liệu khác, chi phí Logistics, nhân công đều tăng. Đặc biệt, với mặt hàng Kali, Việt Nam đang nhập khẩu phần lớn từ Nga - Ukraine, nơi đang diễn xung đột vũ trang dẫn đến gián đoạn nguồn cung, đẩy giá tăng cao. Vì vậy, đảm bảo sản lượng và giá bán đến tay người tiêu dùng trong điều kiện giá nguyên liệu đầu vào tăng cao từ 200 - 300%, doanh nghiệp Tiến Nông sẽ đẩy mạnh sang sản xuất phân hữu cơ tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Ông Mai Đình Dương, Giám đốc Công ty CP phân bón Long Điền cũng chia sẻ: “Tuy năng lực sản xuất phân bón năm 2022 chỉ đạt 7.000 tấn, nhưng để phục vụ nhu cầu cho vụ Thu mùa này, công ty đã tập trung công tác nghiên cứu, sản xuất một số chế phẩm, giúp tiết kiệm sử dụng phân bón từ 20 - 30%. Đồng thời, chỉ điều chỉnh giá bán tăng nhẹ khoảng 10% để giữ ổn định thị trường, không gây tâm lý hoang mang cho các đại lý và người nông dân.

Doanh nghiệp phân bón nỗ lực bảo đảm nguồn cung khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao

Đóng bao tại Nhà máy dinh dưỡng cây trồng Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông.

Giá phân bón tăng, không chỉ khiến chính doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn gặp khó mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Để thích ứng tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho rằng: “Nông dân cần đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ thay thế một phần phân bón vô cơ. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần khuyến khích, hỗ trợ nông dân tự sản xuất phân bón hữu cơ từ các nguồn phụ phẩm sẵn có; ứng dụng công nghệ để giảm lượng phân bón sử dụng mỗi vụ. Điều này giúp giảm chi phí phân bón trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tiến tới sản xuất xanh và sạch hơn”.

Bài và ảnh: Minh Lý


Bài và ảnh: Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]