(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời hỗ trợ người dân và khôi phục phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19, đặc biệt là Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Chính sách này đã tạo thêm nhiều động lực và “sức bật” cho nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vượt qua khó khăn.

Phục hồi sản xuất nhờ vốn vay ưu đãi

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời hỗ trợ người dân và khôi phục phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19, đặc biệt là Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Chính sách này đã tạo thêm nhiều động lực và “sức bật” cho nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vượt qua khó khăn.

Phục hồi sản xuất nhờ vốn vay ưu đãi

Chị Lê Thị Thịnh và cán bộ ngân hàng bên những vạt dưa sắp đến kỳ thu hoạch.

Triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội sau đại dịch COVID-19 (gọi tắt là Nghị quyết 11) và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình, từ ngày 27-4 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức các phiên giao dịch, kịp thời giải ngân nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Cơ sở sản xuất đồ mộc của anh Lê Văn Minh, xã Đông Thịnh (Đông Sơn) chuyên làm các sản phẩm mộc dân dụng, như: bàn ghế, giường, tủ... cho khách hàng trong và ngoài huyện. Anh Minh cho biết: “Vào thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19, xưởng mộc thường xuyên tạo việc làm cho 7 lao động với tiền công dao động từ 250 - 350 nghìn đồng/ngày/người. Tuy nhiên, từ khi xảy ra dịch COVID-19, sản phẩm của xưởng tiêu thụ rất khó. Tôi đã phải giảm nhân lực xuống còn 4 lao động. Hiện nay, dịch COVID-19 đã được đẩy lùi, hoạt động sản xuất đang dần hồi phục, song nguồn vốn đầu tư mua thêm gỗ, máy móc, trả công cho người làm nghề... quả thật đang rất khó khăn. Trong lúc chưa biết phải xoay xở nguồn vốn bằng cách nào, rất may tôi được bình xét thuộc diện vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo tinh thần Nghị quyết 11. Ngày 28-4-2022, tôi được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đông Sơn giải ngân số tiền 100 triệu đồng”.

Bên vạt dưa Kim Hoàng hậu sai trĩu quả vàng, chị Lê Thị Thịnh, thôn Trường Sơn, xã Các Sơn (thị xã Nghi Sơn) không giấu nổi niềm vui: Sau khi được cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn giải ngân số tiền 100 triệu đồng dịp cuối tháng 4-2022, tôi đã đầu tư, cải tạo lại nhà lưới, mua thêm phân bón và thuê lao động. Do được đầu tư, chăm sóc kịp thời, 1.000m2 dưa trong nhà lưới được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP phát triển tốt và chuẩn bị cho thu hoạch. Dự kiến, diện tích dưa này năng suất sẽ đạt gần 3 tấn. Với giá bán như hiện nay 37 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí sẽ đem lại lợi nhuận 30 triệu đồng/vụ.

Cách đây hơn 1 tháng, hộ gia đình anh Nguyễn Đức Tính, xã Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn) cũng được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn giải ngân số tiền 100 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm theo Nghị quyết 11. Anh Tính cho biết: “Sau khi được giải ngân, tôi quyết định thay đổi mô hình sản xuất của gia đình. Thay vì trước đây chỉ chuyên trồng lúa, màu trên 1 mẫu ruộng của gia đình, nay tôi đã mở rộng thêm chăn nuôi để tăng thêm thu nhập. Vì vậy, từ nguồn vốn của ngân hàng chính sách, kết hợp với các nguồn vốn huy động khác, tôi đã mua được 4 con trâu, bò và 5 con lợn mán. Đàn gia súc của gia đình tôi hiện đang phát triển rất tốt. Cứ đà này, không bao lâu nữa, gia đình tôi sẽ thoát khỏi hộ cận nghèo”.

Không chỉ có hộ gia đình mà nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng này để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, như Công ty CP Mai Linh Thanh Hóa. Giám đốc Công ty, ông Hồ Hữu Thiết cho biết: “Thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội cực kỳ nhanh chóng. Chỉ trong gần một tuần, công ty đã vay được trên 900 triệu đồng để trả lương cho người lao động kịp thời. Từ đó, vừa giúp người lao động bảo đảm cuộc sống; doanh nghiệp cũng được lợi từ chính sách này khi hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị ngừng trệ”.

Phục hồi sản xuất nhờ vốn vay ưu đãi

Chị Phạm Thị Lợi (vợ anh Nguyễn Đức Tính) ở xã Hải Nhân, thị xã Nghi Sơn chăm sóc đàn trâu, bò của gia đình.

Trên đây chỉ là 4 trong tổng số 543 khách hàng đủ điều kiện tham gia Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đến ngày 6-6-2022, số khách hàng này đã được giải ngân với số tiền là 50 tỷ đồng. Nói về hiệu quả của gói hỗ trợ, ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thanh Hóa, cho rằng: “Đây là chính sách nhân văn hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp về nguồn vốn, giúp họ duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó góp vào thành tích chung của tỉnh trong thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.

Bài và ảnh: Minh Xuyên


Bài và ảnh: Minh Xuyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]