(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ở giữa lòng TP Thanh Hóa với sự tấp nập xô bồ của cuộc sống, ít ai biết được rằng có một xóm chài nhỏ vẫn tồn tại dưới chân cầu Sâng với đời sống thiếu thốn, bế tắc. Những đứa trẻ từ đời này sang đời khác phải bỏ học, thậm chí không được đi học để mưu sinh cùng gia đình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xót xa phận nghèo nơi sông nước

(VH&ĐS) Ở giữa lòng TP Thanh Hóa với sự tấp nập xô bồ của cuộc sống, ít ai biết được rằng có một xóm chài nhỏ vẫn tồn tại dưới chân cầu Sâng với đời sống thiếu thốn, bế tắc. Những đứa trẻ từ đời này sang đời khác phải bỏ học, thậm chí không được đi học để mưu sinh cùng gia đình.

Bao lâu nay khoảng 30 hộ với những chiếc thuyền nhỏ vẫn ở dưới chân cầu Sâng thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa.Sông nước là nơi kiếm sống,nhà là những chiếc thuyền xi măng hoặc bằng gỗ, rộng chỉ chừng 2m dài khoảng 3 - 4m, ấy thế mà từ thế hệ này đến thế hệ kia vẫn sinh sống và tồn tại bao lâu nay trải qua bao sóng gió, mưa giông. Khi bước chân vào thuyền thì cỡ người trưởng thành nếu không cúi đầu xuống thì sẽ bị cụng đầu, ngồi xuống thì cũng đã chiếm mất hơn 1 nửa chiều rộng của thuyền.

Ông Trần Văn Ngọc, chủ một con thuyền buồn bã cho biết “Gia đình tôi long đong ở trên thuyền này 3 đời nay rồi, chẳng ai được ăn học gì cả, đẻ ra trên thuyền rồi sống ở trên đây. Con sông này nó nuôi sống chúng tôi qua ngày, trước kia đi chở cát thuê kiếm tiền, nay nước cạn rồiđi bắt cá, cuaquanh mạn thuyền sống qua ngày. Giờ tôi lo mấy đứa con trai tôi, nhà nghèo không được ăn học đến tuổi trưởng thành nhưng không ai lấy. Nay con sông này đang ô nhiễm rồi, nước thải nhiều tôi lo ngại cá tôm chúng tôi ăn vào đã bị nhiễm độc”.

Gọi là nhà nhưng lại là thuyền, những ngày mưa to gió lớn giường như mọi vật dụng trong thuyềnướt hết, nếu như mưa vào ban đêm thì không thể nào ngủ được. Nước cứ thế chảy vào những thuyền con thì phải chạy ra múc nước, có nhiều năm mưa to quá bị chìm mất vài cái thuyền con sau đó lại phải lặn để vớt lên. Mấy chục năm về trước nước sông còn lớn thì họ lặn xuống sông múc cát, thậm chí dùng tay vớt cát bán cho các hộ dân xung quanh bờ. Gần đây, họ chuyển sang nghề đánh bắt cá ở dọc các con sông. Và 2 năm trở lại đây do dòng sông cạn kiệt, thanh niên phải lên bờ để xin việc đi làm thêm, người già ở lại thuyền đánh bắt cá xung quanh bờ để kiếm bữa cơm qua ngày. Cuộc sống càng khó khăn hơn khi họ phải mualại của những hộ dân trên bờ với giá điện cao.

Chị Nguyễn Thị Lan, một dân chài nói “May mắn là 2 đứa con gái tôi đã lấy chồng và được lên bờ. Còn 2 đứa con trai giờ vẫn long đong đi đánh bắt cá với bố nó suốt ngày để kiếm cái ăn. Chúng tôi chưa bao giờ có tết, tết cũng đi làm như ngày bình thường. Tôi chỉ mong muốn đời con cái tôi nó được lên bờ là tôi vui rồi”. Những mảnh đời khốn khó cứ thế nối tiếp từ đời này sang đời khác, gắn bó với sông nước để “Lọc nước lấy cái” với những nỗi niềm trăn trở lo âu về một tương lai. Ông Nguyễn Văn Hợp - Chủ tịch UBND phường Nam Ngạn chia sẻ: “Những hộ dân chài đó họ từ đâu tới tôi cũng không biết nữa, họ cứ sống ở đấy. Họ sống ở đó nhưng không thuộc quyền quản lí của chúng tôi”. Cuộc sống của những người dân chài nơi đây cần lắm những bàn tay yêu thương nghĩa tình chung tay giúp đỡ. Hơn hết đó là sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước cho họ cuộc sống ấm êm hạnh phúc với ngôi nhà trú mưa tránh gió. Để cuộc sống của họ vơi đi nỗi lo âu cực khổ, với niềm khao khát được lên bờ củanhững đứa trẻ sinh ra được cắp sách tới trường.

Ngọc Thắng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]